Ngày 1/3, trang Thời Báo Hoàn Cầu cho hay, một giáo viên Trung học cơ sở ở thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) vừa bị đuổi việc vào hôm thứ 7 (27/2) vì phân biệt đối xử bằng cách so sánh thu nhập và vị trí xã hội của gia đình học sinh. Sau khi sự việc được chia sẻ đã gây ra sự phản đối kịch liệt trên MXH Trung Quốc và gây ra các cuộc thảo luận về tiêu chuẩn, giá trị đạo đức của giáo viên.
Theo thông tin được biết, gần đây, trên mạng xã hội Weibo bất ngờ chia sẻ một đoạn ghi âm ghi lại giọng nói của một giáo viên. Trong đoạn ghi âm này, giáo viên này nói: “Mẹ em kiếm được bao nhiêu tiền trong một tháng? Còn bố em thì sao? Đừng trách tôi khinh thường em”.
Chưa ngừng ở đó, trong cuộc đối với thoại với học sinh, giáo viên này còn hét lên với học sinh của mình: “Mẹ em kiếm tiền 50 năm chưa chắc bằng mẹ của bạn khác, em nghĩ rằng tư chất của mình giống với bạn đó sao? Không thể nào giống được”.
Đoạn ghi âm này sau đó đã được lan truyền và thu hút sự chú ý của dư luận. Giọng nói của giáo viên trong đoạn ghi âm được xác định của giáo viên họ Tiêu, đang giảng dạy tại trường Trung học cơ sở số 2 thành phố Thiên Tân. Đại diện nhà trường sau đó đã vào cuộc để xử lý vụ việc.
Trước tình hình này, ban giám hiệu nhà trường quyết định đình chỉ công tác của giáo viên Tiêu về hành vi phân biệt đối xử và tiết lộ rằng sự việc vẫn đang được điều tra.
Khi vụ việc xảy ra, giáo viên Tiêu đã lên tiếng xin lỗi vì những lời mình đã nói trong đoạn ghi âm: “Tôi coi các em như con ruột của mình. Nếu như các em không chăm chỉ học tập thì sẽ không thể bằng bố mẹ được”. Thế nhưng, lời xin lỗi này càng khiến cộng đồng mạng nổi giận hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại, đoạn ghi âm và lời xin lỗi của giáo viên này đã lan truyền trên mạng xã hội thu hút hơn 670 triệu lượt xem và chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Một bình luận trên Weibo cho biết: “Nếu như một giáo viên đánh giá học sinh bằng thu nhập của bố mẹ và đối xử với họ bằng tiêu chuẩn như thế này thì đây sẽ là nỗi buồn lớn của ngành giáo dục”.
Ảnh minh họa
Ủy ban Chính trị và Tư pháp đã lên án hành vi của giáo viên này trên tài khoản Wechat chính thức và nói rằng: “Hành động của giáo viên này không có đạo đức giáo dục, suốt ngày nói về tiền bạc đã đi chệch khỏi bản chất và ý định ban đầu của giáo dục”.
Một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia nói với Thời báo Hoàn Cầu: “Để tạo động lực cho học sinh, một giáo viên nên bắt đầu từ đặc điểm của mỗi đứa trẻ, và tìm ra ưu điểm của chúng thay vì phân loại học sinh theo thu nhập và nghề nghiệp của cha mẹ chúng. Cách làm của giáo viên này hoàn toàn sai”.
Nguồn: Global Times