Trong nghĩa địa này, có một ngôi mộ đặc biệt mà hài cốt bên trong được chôn cùng rất nhiều vàng, đến mức dương vật cũng được bọc vàng.
Các nhà khảo cổ gọi cổ mộ đặc biệt trên là ngôi mộ số 43. Ngôi mộ này có hài cốt của một người đàn ông được chôn cất với cùng một "kho báu" khủng. Theo đó, rất nhiều vàng đã được tìm thấy trong ngôi mộ của người đàn ông này, thậm chí dương vật của ông cũng được bọc vàng.
Thậm chí số vàng này còn lớn hơn toàn bộ số vàng mà các nhà khảo cổ đã phát hiện được trong thời kỳ đồ Đồng. Điều này cho thấy, người đàn ông khi còn sống có địa vị rất cao trong xã hội. Vậy người đàn ông giàu có này là ai, đã sống trong xã hội nào?
Hầu hết mọi người đã nghe nói về các nền văn minh vĩ đại của Lưỡng Hà, Ai Cập. Nhưng ít người đã nghe nói về nền văn minh bí ẩn xuất hiện trên bờ hồ gần Biển Đen khoảng 7.000 năm trước: Nền văn minh Varna.
Nghĩa địa thời đại đồ Đồng khổng lồ được phát hiện gần thành phố Varna ngày nay và ngôi cổ mộ số 43 đã cung cấp một cái nhìn khái quát về nền văn minh Varna bí ẩn này.
Nền văn minh Varna được xem là nền văn minh tiên tiến đáng kinh ngạc, cổ xưa hơn cả các đế chế của Lưỡng Hà và Ai Cập. Đặc biệt, Varna là nền văn minh đầu tiên được biết đến là có chế tác các đồ tạo tác bằng vàng.
Varna hiện là nơi có nghĩa địa thời tiền sử lớn nhất được biết đến ở Đông Nam Âu, phản ánh sự phong phú trong các tập tục văn hóa, các nghi lễ phức tạp, một hệ thống tín ngưỡng cổ xưa và khả năng sản xuất hàng hóa tinh xảo, được chế tác chuyên nghiệp.
Đây được xem là cái nôi của nền văn minh ở châu Âu, khi nó có ảnh hưởng lan tỏa khắp châu Âu trong hàng nghìn năm tới.
Các bằng chứng cho thấy, từ năm 4600 đến 4200 trước Công nguyên, nghề kim hoàn đã bắt đầu xuất hiện và phát triển rực rỡ ở Varna.
Hoạt động buôn bán gia tăng cho phép các nhà luyện kim tích lũy tài sản kếch xù, và rất nhanh chóng xuất hiện khoảng cách xã hội với các nhà luyện kim ở tầng lớp cao nhất, tiếp theo là các thương gia ở tầng lớp trung lưu và nông dân ở tầng lớp thấp hơn.
Những khám phá đáng kinh ngạc tại một nghĩa trang gần đó cũng cho thấy rằng Varna đã xuất hiện người cai trị hoặc người đứng đầu quyền lực.
Tất cả số vàng được phát hiện bên trong các ngôi mộ khác trong nghĩa trang
Bên trong ngôi mộ 43, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hài cốt của một nam giới có địa vị cao dường như là thuộc về một người cai trị hoặc người đứng đầu của một lĩnh vực nào đó. Số vàng chôn theo người đàn ông này là minh chứng cho điều đó.
Người đàn ông, cũng được đặt tên là Varna, được chôn cùng với một vương trượng - biểu tượng của quyền lực cao cấp hoặc quyền lực tâm linh. Độc đáo hơn, người đàn ông này còn đeo một vỏ bọc bằng vàng nguyên khối bên ngoài dương vật.
Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra thân phận chính xác của người đàn ông.
Marija Gimbutas, một nhà khảo cổ học người Mỹ cho biết, đến cuối thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nền văn minh Varna hùng mạnh một thời bắt đầu tan rã. Có giả thuyết cho rằng, sự sụp đổ của nền văn minh Varna là do nhiều yếu tố kết hợp bao gồm biến đổi khí hậu, biến những vùng đất canh tác rộng lớn thành đầm lầy, ao hồ cũng như sự tấn công của các chiến binh thảo nguyên.
Mặc dù nền văn minh Varna không để lại hậu duệ trực tiếp nào nhưng đã để lại nhiều di sản lâu dài và tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các nền văn minh tiếp theo trên khắp châu Âu.
Kỹ năng luyện kim của họ được xem là chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào khác tại châu Âu và thậm chí, trên toàn thế giới. Xã hội của họ đã thể hiện nhiều đặc điểm của một nền văn minh phát triển và tiên tiến.