Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức 80,5 - 82,5 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng qua. Chênh lệch mua - bán ở 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại mức 80,2 - 82,1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua - bán ở mức 1,9 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn quay đầu giảm mạnh so với đầu giờ sáng qua. Cụ thể, giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 68,48 - 70,78 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm mạnh 600.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 520.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua - bán ở mức 1,3 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn quay đầu giảm mạnh sau khi liên tục lập kỷ lục mới.
Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 69,05 - 70,75 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 950.000 đồng/lượng chiều mua và giảm mạnh 550.000 đồng/lượng chiều bán so với sáng qua. Chênh lệch mua - bán từ mức 1,3 triệu đồng tăng lên 1,7 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, giá vàng thế giới giảm còn 2.158 USD/ounce, giảm 23 USD/ounce so với sáng qua.
Giá vàng thế giới lao dốc khi CPI của Mỹ cao hơn dự kiến. Ngày 12/3, Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 2, sau khi đã tăng 0,3% trong tháng 1. Chỉ số lạm phát cao hơn mức dự kiến 0,3% của các nhà kinh tế học.
Báo cáo cho biết, trong 12 tháng qua, lạm phát ở Mỹ tăng 3,2%. Lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến giá sản xuất. CPI lõi, sau khi loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,4%, đúng như dự đoán.
Giá vàng chịu áp lực khi chỉ số lạm phát mới nhất gây áp lực bán ra.
Trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 23.955 đồng/USD, giảm 17 đồng/USD so với sáng qua. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá USD quanh mức 24.430 - 24.800 đồng/USD mua vào - bán ra.