Gen Z và những câu chuyện “trưởng thành”

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 06/10/2021

Nếu không để ý, chắc hẳn chúng ta không nhận ra các bạn trẻ Gen Z đã và đang dần bước qua tuổi 18 - lứa tuổi trưởng thành, bắt đầu sự nghiệp và hành trình khẳng định bản thân bằng những cách rất riêng mà chỉ có “Gen j Z chòy” mới có được.

Trưởng thành không được đo đếm bằng số tuổi hay sự to lớn về thể xác… đương nhiên cũng không phải bằng đồ hiệu trên người hay khả năng cạn cho bằng hết từng shot rượu một. Trưởng thành là sự nhận thức sâu sắc trong suy nghĩ, tự lập trong cuộc sống cá nhân, nỗ lực hết mình vì điều bản thân mong muốn, có trách nhiệm với bản thân và bản lĩnh nói "không" trước những điều lệ oái oăm nằm ngoài phạm vi nguyên tắc…

Trái với suy nghĩ của nhiều người về một thế hệ Gen Z "mãi không chịu lớn", Gen Z là những cô cậu hiện diện trong cộng đồng của chúng ta mỗi ngày vô cùng trưởng thành, biết cách khẳng định bản thân theo cách khôn ngoan hơn những gì mà thế hệ trước có thể tưởng tượng. Được tiếp cận và chịu sức ảnh hưởng lớn từ Internet và làn sóng xu hướng lớn mạnh mỗi ngày của mạng xã hội, Gen Z đề cao cái tôi và sự tự do cá nhân, biết mình là ai và bước đi vững vàng bản lĩnh, không ngại "va chạm" thử thách và chẳng bao giờ dừng bước trước rào cản.

Hãy cùng xem cách Gen Z thiết lập "tường thành" bản lĩnh và trách nhiệm của mình như thế nào, quá trình tiến bước #KeepWalkingResponsibly ra sao!

P.L (21 tuổi - sinh viên một trường đại học tại Hà Nội)

21 tuổi, P.L đã là cô chủ của 3 shop thời trang thiết kế tại Hải Phòng và Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình có điều kiện, chẳng mấy ai ngờ thành quả hiện tại của P.L lại do một tay cô tạo nên. Với niềm đam mê thiết kế thuở nhỏ cùng tiền ăn vặt, mừng tuổi tiết kiệm được, P.L và một người bạn thân manh nha tự mở 1 shop thời trang thiết kế tại Hải Phòng từ khi còn học lớp 10. Những sản phẩm đậm chất boho, vintage độc, lạ của shop P.L nhanh chóng thu hút khách hàng, sản phẩm làm ra không kịp bán. Lo con gái mê làm ảnh hưởng tới việc học, bố mẹ P.L nhiều lần ngăn con theo đuổi đam mê. Chứng minh cho bố mẹ thấy khả năng bằng việc thi đỗ một trường đại học top đầu, P.L tiếp tục phát triển thương hiệu thời trang của riêng mình trong quãng thời gian học đại học.

Gen Z và những câu chuyện “trưởng thành” - Ảnh 1.

Khi công ty của bố gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chính P.L là người bỏ ra một khoản tiền lớn để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của gia đình. Bố mẹ của P.L cũng không thể ngờ cô tiểu thư nhỏ bé ngày nào, nay đã trưởng thành và bản lĩnh như vậy.

Q.A (20 tuổi - game thủ chuyên nghiệp)

Đậu đại học chưa lâu, Q.A bất ngờ xin nghỉ ngang để theo đuổi ước mơ trở thành game thủ chuyên nghiệp. Cả gia đình đều phản đối, Q.A xin ba mẹ 1 năm để khẳng định mình, nếu không thành công sẽ quay trở lại học hành nghiêm túc.

Gen Z và những câu chuyện “trưởng thành” - Ảnh 2.

Thi đấu chuyên nghiệp được 2 năm, Q.A không chỉ có tiền xây nhà mới cho ba mẹ mà còn có trong tay khoản tiền tiết kiệm nhiều người làm cả chục năm mới có được. Những Gen Z như Q.A - Dám theo đuổi đam mê, kiếm tiền từ những công việc mới để khẳng định bản thân không hề hiếm trong xã hội ngày nay. Các bạn trẻ chọn cách trưởng thành khác biệt, tự tin nhưng vẫn sống trách nhiệm với mục tiêu mà mình theo đuổi, không đặt mình dưới áp lực "phải làm" mà xã hội đưa ra.

T.M (25 tuổi - làm truyền thông marketing tại TP.HCM)

Công việc đang thuận lợi, vừa mua trả góp một căn chung cư tại Sài Gòn được mấy tháng thì T.M nghe tin mẹ bị ung thư, cần một khoản tiền lớn để chữa trị. Cắn răng bán lại căn chung cư, vay mượn thêm bạn bè để lo cho mẹ. Cũng may T.M có mua sẵn gói bảo hiểm cho cả ba mẹ nên cũng bớt áp lực về kinh tế.

Gen Z và những câu chuyện “trưởng thành” - Ảnh 3.

T.M ở tuổi 25 vẫn thường ngủ ngày làm đêm, đôi khi cày game quên giờ giấc. Nhưng T.M ở tuổi 25 đã đủ trưởng thành để biết lo lắng, quan tâm đến gia đình, biết dự trữ đề phòng những điều bất trắc xảy đến.

K.A (24 tuổi - nhân viên sale bất động sản tại TP.HCM)

Nổi tiếng "chơi tới bến" từ thời sinh viên, K.A gắn liền với biệt danh "thần nhậu" trong một thời gian dài. Những tưởng ra trường lại vào làm sale bất động sản, K.A sẽ lại càng bết bát nhậu nhẹt hơn, nhưng tất cả đã nhầm.

Gen Z và những câu chuyện “trưởng thành” - Ảnh 4.

Dù công việc phải gặp gỡ khách hàng thường xuyên, gắn liền với bàn tiệc nhưng K.A lại ngày càng hạn chế uống rượu bia hơn. Sau một lần chứng kiến cảnh tượng lâm ly bi đát của một người bạn do quá chén, K.A quyết tâm hạn chế sử dụng đồ uống có cồn nhất có thể. Trong trường hợp bất khả kháng buộc phải "nâng ly", K.A hiểu rằng việc sử dụng đồ uống có cồn một cách bản lĩnh chính là dùng chất men cho cuộc gặp thêm nồng chứ không sa đà vào nó. Rượu bia có vai trò riêng của nó trên hành trình trưởng thành, thế nhưng chúng sẽ chỉ là công cụ hữu ích nếu ta giữ được sự tỉnh táo và bản lĩnh của mình.

Kết

Là thế hệ chuyển mình cùng thời đại công nghệ, nói đến Gen Z là nói đến lối suy nghĩ táo bạo, cá tính độc đáo và những hướng đi đầy mới mẻ không theo sự rập khuôn. Hết mình theo đuổi đam mê, tự mình kiếm việc, tự do tài chính cá nhân, trưởng thành hơn qua trải nghiệm thực tế, không ngại đầu tư mạo hiểm nhưng cũng biết dự phòng cho tương lai. Nếu những thế hệ trước thường tự đặt ra những giới hạn, quy định cho sự trưởng thành, thì với Gen Z, giới hạn sinh ra là để phá bỏ, định kiến sinh ra là để vượt qua. Gen Z ngày nay đang định nghĩa lại sự trưởng thành theo cách của riêng họ, một thế hệ tự tin dám khẳng định mình và bản lĩnh tiến về phía trước.

Chiến dịch Keep Walking Responsibly cùng thử thách DRINKiQ đã truyền cảm hứng thành công tại 20 quốc gia trên thế giới với mong muốn giúp người trẻ Việt hiểu rõ hơn về vai trò của thức uống có cồn trong đời sống hiện đại, giúp bạn trải nghiệm những khoảnh khắc vui trọn vẹn bằng bản lĩnh và trách nhiệm.

Hành trình xây dựng một phiên bản mới của bản thân dễ dàng chỉ bằng một bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm. Thử thách ngay tại: www.drinkiq.vn.

Gen Z và những câu chuyện “trưởng thành” - Ảnh 6.