Gặp lại dàn thí sinh Street Dance Việt Nam: Đã muốn nhảy thì đâu cũng là sân khấu, chỉ sợ không thể đi đến cùng với nghề

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 25/08/2022
Chia sẻ

Chỉ cần sở hữu cơ thể linh hoạt và khả năng cảm nhạc là đủ để gắn bó với nghiệp nhảy múa? Với những thí sinh của Street Dance Việt Nam, đó có lẽ mới chỉ là 1% khả năng để có thể trở thành dancer chuyên nghiệp.

Tố chất quan trọng để gắn bó với nghề là BIẾT-CHÍNH-XÁC mình muốn gì

Gặp lại dàn thí sinh Street Dance Việt Nam: Đã muốn nhảy thì đâu cũng là sân khấu, chỉ sợ không thể đi đến cùng với nghề - Ảnh 1.

Với những gia đình truyền thống như Mỹ Anh, một công việc ổn định như nhân viên văn phòng luôn được ủng hộ hơn là nghề dancer mà các bạn đang theo đuổi. "Mỹ Anh bắt đầu theo Kpop dance cover. Thời điểm bắt đầu cũng là lúc mình bị giằng co giữa việc học và đam mê". Có lẽ, với những người thân xung quanh, nhảy chỉ có thể xem là một sở thích, không được gọi là đam mê hay nghề nghiệp cụ thể. Nhưng với cô gái này, trái tim Mỹ Anh chưa bao giờ ngừng hướng về nhảy.

Gặp lại dàn thí sinh Street Dance Việt Nam: Đã muốn nhảy thì đâu cũng là sân khấu, chỉ sợ không thể đi đến cùng với nghề - Ảnh 2.

Điều khiến một vũ công hạnh phúc nhất, không gì ngoài được nhảy, được biểu diễn và cống hiến. Nhưng suốt quá trình đó, họ cần phải hiểu rõ khả năng của mình để có thể phát huy một cách tốt nhất. "Với mình, điểm mạnh và điểm yếu của dancer đều nằm ở một điều: Họ có thật sự biết mình muốn gì hay không? Nếu có mục đích, sẽ có hướng đi, và có con đường để miệt mài cố gắng" - Gia Huy đúc kết.

NHẢY giúp dancer phá vỡ những giới hạn của bản thân

Gặp lại dàn thí sinh Street Dance Việt Nam: Đã muốn nhảy thì đâu cũng là sân khấu, chỉ sợ không thể đi đến cùng với nghề - Ảnh 3.

"Đối với mình, nguồn cảm hứng lớn nhất trong sự nghiệp là không ngừng tìm hiểu bản thân để phá vỡ giới hạn của chính mình, dành những khoảnh khắc thăng hoa nhất cho sân khấu. Trước đây, mình là người rất rụt rè, ít giao tiếp, nhưng hiphop đã khiến mình thay đổi. Nếu không phải là một dancer, chắc chắn mình sẽ là một phiên bản hoàn toàn khác so với hiện tại. Hiphop thực sự đã thay đổi mình rất nhiều và mình cảm thấy hạnh phúc vì điều đó" - SailorD nhìn nhận.

Với Chec, câu chuyện tìm thấy đam mê và gắn bó với nhảy lại chứng kiến nhiều thăng trầm. "Hồi bé hoàn cảnh gia đình mình khó khăn nên xác định vào học trường múa để ra trường có thể kiếm tiền được luôn. Mình đã từng nhảy ở vũ đoàn, bị cuốn theo vòng xoáy kiếm tiền đó đến mức lên sân khấu không có cảm xúc". Tưởng chừng sẽ rời bỏ nhảy vì áp lực, cuối cùng có lẽ chính cái "Đầu lạnh" của một biên đạo có tiếng ở Hà Nội đã khiến Chec vẫn chọn ở lại, tiếp tục tham gia các cuộc thi để gặp gỡ, học hỏi từ các dancer trong nghề và dần tìm thấy "Tim nóng" trở lại với đam mê trên sân khấu.

"Đầu lạnh Tim nóng" biến đam mê thành thu nhập và dùng chính nó tiếp tục đầu tư cho đam mê

Chec cho biết, đến hiện tại cô nàng đã có thể sống với nguồn thu nhập đến từ lớp dạy nhảy. Chec cũng chịu khó làm TikTok để lớp học được nhiều người biết tới hơn và có thêm thu nhập để học nhảy với CK, Maitinhvi, Zuky…

Gặp lại dàn thí sinh Street Dance Việt Nam: Đã muốn nhảy thì đâu cũng là sân khấu, chỉ sợ không thể đi đến cùng với nghề - Ảnh 4.

Ở Việt Nam hiện tại, số lượng dancer được công nhận trong nghề rất hiếm hoi, tuổi đời của nghề cũng dao động rất lớn, nên mỗi dancer đều phải tận dụng từng cơ hội, từng giây phút để hoàn thiện bản thân. Gia Huy chia sẻ thêm: "Mình cố gắng không so sánh mình với bất cứ ai, mình có cột mốc thời gian của riêng mình, quan trọng là mình biết mình đang làm gì. Đến nay mình vẫn chu toàn được mọi thứ và cũng đã có kế hoạch đi học chuyên sâu ở nước ngoài".

Thực tế, đã có rất nhiều dancer Việt sở hữu thành tích ấn tượng trong các cuộc thi quốc tế. Nhưng điều họ cần là một môi trường làm việc lành mạnh, các kỹ năng mềm, tư duy kỷ luật và những cơ hội làm việc để có thể ổn định cuộc sống, tiếp tục chinh phục những đẳng cấp cao hơn trong nghề. "Nhiều lúc Đại phải đấu tranh để bỏ qua cá nhân mình, bỏ qua cái tôi, không áp đặt cái mình tưởng tượng trong đầu mà dùng những chất liệu mình đang có trong team để tạo ra những tiết mục hay nhất" - Hoàng Đại tâm sự.

Gặp lại dàn thí sinh Street Dance Việt Nam: Đã muốn nhảy thì đâu cũng là sân khấu, chỉ sợ không thể đi đến cùng với nghề - Ảnh 5.

Những trải lòng của Gia Huy, Hoàng Đại, Chec, SailorD, Mỹ Anh và Tae Nhi sau Street Dance Việt Nam khiến người viết nhận ra rằng, để trở thành dancer chuyên nghiệp, năng khiếu hay điều kiện thuận lợi ban đầu mới chỉ là nền tảng cơ bản nhất, vìì đam mê không phải là một nguồn năng lượng bất tận. Có lúc đam mê trỗi dậy, người ta sẽ thấy "Tim nóng" của mình luôn "cháy" theo từng chuyển động, có thể nỗ lực không ngừng dẫu có bao nhiêu mệt mỏi. Nhưng cũng có lúc đam mê sẽ trở nên lung lay khi phải đối đầu với áp lực và thử thách, khó khăn. Lúc này, một cái "Đầu lạnh" là điều cần thiết để giúp họ bình tĩnh, sáng suốt và kiên trì để đi đến cùng với con đường mình đã chọn. Quyết định theo đuổi nghiệp nhảy, hành trình sắp tới của các dancer sẽ càng không thể tách rời "Đầu lạnh, Tim nóng", để có thể tìm thấy giá trị nguyên bản của chính mình qua vũ đạo, và luôn vững vàng tiến lên dẫu phía trước chưa rõ ràng hay đầy hứa hẹn!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày