Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt

Ngọc Linh, Theo Tổ quốc 11:31 22/12/2023
Chia sẻ

Cùng với các nhà hảo tâm và đông đảo tình nguyện viên, chị Vũ Thị Dung đã trao truyền sức mạnh, gieo trồng hy vọng, hun đúc nghị lực cho bao hạt mầm xanh.

Khát Vọng được thành lập từ tháng 7/2012, là gia đình của hơn 400 con trẻ Mồ côi Đặc biệt (thiếu hoàn toàn sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ), thuộc lứa tuổi vị thành niên trên toàn quốc. Khát Vọng Family đồng hành, yêu thương, nuôi, dậy các con toàn diện, thường xuyên và dài hạn, giúp các con phát triển nội lực tự thân, hướng tới tương lai và hạnh phúc lâu dài. Giá trị cốt lõi của Khát Vọng là Khát Vọng – Hòa hợp – Phụng sự.

Hiện đã có 160 con đã tốt nghiệp THPT, tiếp tục đi học tại các trường Đại học, Cao đẳng, học nghề, một số con đã đi làm. Nhiều con được học bổng toàn phần quốc tế và trong nước. Các con đã có những hành trình trưởng thành ý nghĩa, thay đổi cuộc đời, sống giá trị, hạnh phúc, tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội.

Một chặng đường dài gập ghềnh

Chặng đường hành trình của Khát Vọng đã được 11 năm, một chặng đường dài đầy gập ghềnh, chông gai, không chỉ đối với riêng những thành viên của Khát Vọng, mà còn là đối với tất cả nhân vật trong câu chuyện của Khát Vọng.

Đó là những chuyến đi tìm các con qua các vùng miền, tỉnh thành xa xôi, hẻo lánh. Đó là những câu chuyện cuộc đời của rất rất nhiều hoàn cảnh éo le, xúc động. Đó là những nỗi niềm tận sâu đáy lòng về biến cố gia đình, là hàng trăm bức thư viết tay mang theo ước mơ và khát khao thay đổi số phận. Đó cũng là những giọt nước mắt đong đầy của tình yêu thương, thấu hiểu và kết nối sâu sắc,…

Câu chuyện Khát Vọng bắt đầu từ một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác. Chị Vũ Thị Dung – người mà các con Khát Vọng sau này luôn gọi bằng cái tên mang đầy thân thương: "Mẹ Dung".

Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 1.

Chị Vũ Thị Dung – người sáng lập "Khát Vọng

Chia sẻ về cơ duyên đến với những điều tốt đẹp Khát Vọng đã và đang mang lại, chị Dung cho biết, như thông lệ cuộc đời, chị đỗ vào một trường đại học, rồi đi làm, lập gia đình nhỏ với 2 người con. Có thể nói, chị đã có một mái ấm hạnh phúc, trọn vẹn với một công việc tốt trong vai trò quản lý nhân sự.

Vào một ngày tháng 7 năm 2012, chị Dung đăng ký tham gia một chuyến thiện nguyện theo tổ chức của người bạn ở ngoại thành Hà Nội. Hôm đó, cô đưa cô con gái 9 tuổi của mình đi cùng.

Chuyến đi ấy được điều phối bởi một nhóm thiện nguyện có nhiều kinh nghiệm, đông nhân sự, bởi vậy, công tác chuẩn bị tương đối chỉn chu. Mọi người bàn bạc, đóng góp, ai có gì góp nấy. Nhà có con nhỏ, chị Dung cũng chuẩn bị quần áo, sách vở kèm theo chút tiền cho chuyến đi.

Chị Dung kể lại, khi vừa đặt chân đến Trung tâm, đoàn thiện nguyện được mời vào hội trường chung xem biểu diễn văn nghệ. Những "nghệ sĩ" trên sân khấu là các em nhỏ nhiều lứa tuổi, có vài em lành lặn, hầu hết là khuyết tật. Buổi biểu diễn đem lại nhiều cảm xúc buồn vui lẫn lộn cho những người tham gia.

Chương trình kết thúc, đoàn được giới thiệu đến những khối nhà cấp 4, nơi nuôi trẻ bị bệnh, khuyết tật hoặc mất năng lực hành vi và cả khu người già neo đơn, không nơi nương tựa. Lần đầu trải nghiệm tại một nơi như vậy, chị Dung bị sốc, cảm thấy đau đớn xót xa vô cùng.

Tại đây, những đứa trẻ vừa biểu diễn bắt đầu đi lang thang trong trung tâm, chúng vô tư, vẩn vơ trông chờ những đoàn kế tiếp đến. Nhiều đứa trẻ cứ lang thang một mình, có đứa hồn nhiên đi xin những chiếc kẹo từ đoàn người đến thăm, rồi khi có đoàn chúng lại tiếp tục buổi biểu diễn cho các đoàn.

"Chúng vui vì những chiếc kẹo hay món tiền nhỏ nhưng tôi không nhìn thấy ánh sáng trong mắt chúng." Chị Dung nói.

Thế rồi chị gặp một cậu thiếu niên chừng 11 tuổi, đặt một câu hỏi: "Sau này rời khỏi nơi đây con đi đâu, làm gì? Con có ước mơ gì không?"…. Cậu bé đáp mà chẳng cần nghĩ suy: "Con không biết nữa, cứ sống ở đây thôi, khi nào cho ra thì ra. Con cũng không có mơ ước gì."

Nghe câu nói, chị Dung chột dạ, chị biết rằng, sau 16 tuổi, các em sẽ được trả lại cộng đồng, có những em còn không có cả người thân, họ hàng quan tâm. "Các con sẽ nhìn cuộc đời như thế nào? Tiếp tục cuộc sống ra sao trong chặng đường dài 60-70 năm phía trước? Rồi bao nhiêu rủi ro rình rập phía trước, các em có vững vàng để đối mặt và đi tiếp?..." – một loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu chị Dung lúc bấy giờ.

Những câu hỏi dồn dập, tim chị thắt lại, nước mắt tuôi rơi. Hình ảnh, câu nói của những đứa trẻ vô tình phá tan mọi nhận thức về cách giúp người của chị.

Trên đường trở về sau chuyến thiện nguyện, lòng chị Dung cứ nặng trĩu, rối bời và cảm giác bất lực. Vậy là cô đi tìm câu trả lời cho bản thân, một ý tưởng táo bạo rất nhanh xuất hiện trong đầu chị Dung "Khát Vọng".

Rồi hàng loạt các hình dung, ý định, mục tiêu tuôn trào trong chị như suối nguồn được khơi dòng. "Mình không làm thiện nguyện kiểu này nữa, phải thay đổi, phải làm cái gì đó trỗi dậy mạnh mẽ, không ngừng,…"

Ý tưởng xuất hiện, chị đi kể với mọi người về những suy nghĩ, trăn trở và ước mơ của mình đối với tương lai những đứa trẻ mồ côi.

"Tôi quan điểm, lứa tuổi trẻ em mồ côi đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên là nhóm yếu thế nhất, nhiều tổn thương và rủi ro nhất. Nếu các con được bù đắp yêu thương, được tin tưởng và định hướng đúng, các con sẽ vượt qua khỏi vòng quay yếu thế, vì đây là lứa tuổi có thể học hỏi tốt nhất, tiếp thu nhanh nhất." Chị Dung cho biết.

Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 2.

Khát Vọng được thành lập năm 2022, sau chuyến đi thiện nguyện của chị Vũ Thị Dung

Vậy là "Khát Vọng" ra đời trong khoảnh khắc ngắn ngủi với ước nguyện rõ ràng và mạnh mẽ.

Khát Vọng bắt đầu với chỉ 1 người

Từ những suy nghĩ được nhen nhóm, chị Dung bắt tay vào viết đề án cho Khát Vọng. Trong chưa đầy 1 tuần, đề án được hoàn thành.

Một trong những câu hỏi đặt khi chị Dung bắt đầu, đó là làm sao để tạo ra một gia đình đúng nghĩ với các con, nơi mà không chỉ có ăn học mà còn phải đầy ắp các yêu thương, tin tưởng và kết nối để các con thực sự không cảm thấy bị phân biệt, có giá trị và hạnh phúc.

"Mỗi con đến từ một nơi khác nhau, xa lạ, khác vùng miền, văn hóa, hoàn cảnh, tâm sinh lý,… đều khác nhau. Vì vậy giúp các con vượt qua những khác biệt, rào cản thực sự là một thử thách lớn." Chị Dung nói về trăn trở khi bắt đầu.

Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 3.

Chị Dũng chia sẻ về những thử thách "Khát Vọng" phải vượt qua trong quãng thười gian hình thành

Chị hiểu con đường phía trước của Khát Vọng rất nhiều khó khăn, thách thức và rất nhiều việc phải làm

"Thực hiện, tôi không biết kết quả sẽ ra sao, những đứa trẻ sẽ thế nào, Khát Vọng giúp được bao nhiêu trẻ, đi đến bao giờ. Nhưng, tôi biết mình phải thật yêu thương các con, thật kham nhẫn và bền bỉ thì mới có thể hiểu được tâm tư các con. Hãy cứ bước đi vì đó là việc phải làm, là những điều đúng đắn"

Chuyến đi đầu tiên của Khát Vọng vào cuối tháng 7/2012, những học sinh đầu tiên được ghi nhận, khi việc vận động nguồn lực vẫn đang được thực hiện. Riêng về nhân lực, vẫn chỉ có một mình chị Dung làm, lo toan việc tìm kiếm các hoàn cảnh, đi xác minh và chăm sóc các con.

Với nguồn lực tài chính còn ít khi mới bắt đầu, người phụ nữ dành thời gian gặp những người bạn, người thân để chia sẻ về Khát Vọng và mong mọi người cùng tham gia, đồng hành. Có người đồng ý, những cũng rất nhiều câu hỏi và lời từ chối.

Những người trong gia đình cũng cũng đều khuyên chị đừng ôm việc bao đồng để vất vả. Khi đó, chị còn đang là quản lý nhận sự, công việc rất bộn bề, lại còn hai đứa con đang tuổi ăn học.

Chị biết rằng phải dừng việc đi vận động khi mọi người chưa hiểu, chưa sẵn sàng. Vậy là chị tự mình hành động bởi việc đóng góp, trợ giúp cần sự chung tay dài hạn, vì vậy mọi người cần nhìn thấy hoa trái, để họ hoàn toàn tin tưởng vào con đường Khát Vọng đã chọn.

Trong 3, 4 năm đầu đi xây dựng và vận hành, không ít người nói rằng chị Dung bị điên, đi lo chuyện bao đồng hay suy nghĩ viển vông. Những điều đó không làm chị buồn nản, chị chọn cách im lặng và ứng xử phù hợp.

Những đứa trẻ đầu tiên

Những học sinh đầu tiên đến với Khát Vọng vào khoảng cuối tháng 7/2012.

Kể về ngày đi tìm kiếm, xác minh các hoàn cảnh học sinh đầu tiên, chị Dung vẫn nhớ như in trường hợp anh em T.Đ.H (Quảng Xương, Thanh Hóa). Chị vô tình thấy thông tin về H. thông qua báo chí, chị lập tức liên hệ với giáo viên chủ nhiệm của H. – người đại gia đình nhận hỗ trợ.

Ba anh em H. mồ côi cả cha mẹ, các con sống cùng bà nội và chỉ dựa vào số tiền trợ cấp mẹ liệt sĩ của bà.

Khi nghe chị Dung chia sẻ về Khát Vọng, cô giáo chủ nhiệm đồng ý kết nối. Chị Dung sắp xếp ngay một chuyến về thăm gia đình H. Trong chuyến đi, cô giáo chủ nhiệm của H. còn giới thiệu thêm một trường hợp cùng xã là em V.T.T.

Biết tin chị Dung đến hỗ trợ, một người đồng nghiệp cô giáo chủ nhiệm của H. tại xã bên cạnh giới thiệu thêm trường hợp khác là 3 chị em T.T.L cũng mồ côi cả cha mẹ.

Vậy là Khát Vọng có 3 hồ sơ đầu tiên và bắt đầu lên đường với chuyến đi xác minh đầu tiên tại Thanh Hóa.

Chị Dung đến thăm bà cháu H. đầu tiên và lắng nghe những chia sẻ của cô giáo chủ nhiệm về H. H. đang học lớp 7, một em gái học lớp 5 và em gái út lớp 3. Khi em gái út mới chỉ 8 tháng tuổi, người mẹ qua đời. Sau đó, nỗi buồn lại ập tới, người bố rời bỏ các con, để lại người mẹ gài và 3 đứa con thơ dại khi H. mới chỉ lớp 7.

"H. học giỏi, hay ngồi một mình trong yên lặng, đôi mắt rất buồn, thậm chí con có dấu hiệu trầm cảm sâu nên nhờ chị Dung giúp đỡ." Đó là những chia sẻ của cô giáo chủ nhiệm khi nói về H. với chị Dung.

Khi lần đầu gặp chị Dung, H. không nói gì, ba anh em cúi mặt nhìn nhau buồn bã. Mãi tới cuối buổi gặp gỡ, tụi nhỏ mới bắt đầu chậm rãi chia sẻ vài lời, rất chậm, rất khó như những lời tự sự từ nơi xa vắng.

Chứng kiến những điều đó chị Dung xót xa, mắt dưng dưng lệ, không biết phải làm sao. Cho đến bây giờ, sau nhiều năm tiếp xúc với các con, chị Dung dần học được cách kiểm soát cảm xúc của mình để trò chuyện với các con, còn ngày hôm đó, chị chìm trong một nỗi buồn, sự xúc động qua từng lời bộc bạch của bà nội, qua lời thủ thỉ nhút nhát, trầm lặng của những đứa trẻ.

Và cũng chính ngày hôm đó, Khát Vọng chính thứ là gia đình thứ hai của những đứa trẻ mồ côi. Chị Dung nhận ra, giờ đây cuộc sống của chị không chỉ có gia đình, công việc, con cái mà còn có thêm một đại gia đình mới với những đứa trẻ bị tổn thương, thiệt thòi đang cần sự yêu thương và quan tâm từ chị.

Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 4.
Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 5.

Những đứa trẻ của ngôi nhà "Khát Vọng"

Từ bỏ công việc ổn định với thu nhập tốt

Sau chuyến đi Thanh Hóa, Khát Vọng tiếp tục thực hiện các cuộc tìm kiếm các chuyến xác minh học sinh mới, các công việc giấy tờ, hồ sơ, thiết kế logo, xây dựng Website và công tác quan tâm, thăm hỏi các em. Cùng với sự trưởng thành của những đứa trẻ là sự trưởng thành của Khát Vọng với những bước đi chập chững nhưng vững chãi theo từng trải nghiệm, nỗ lực và khát vọng về một tương lai tươi đẹp của các con.

Từ giai đoạn đầu tiên, sau những lời từ chối hoặc im lặng, chị Dung quyết định dừng việc chia sẻ, không làm truyền thông, ai quan tâm thì chia sẻ. Dần dần mọi người thấy được sự đúng đắn về lựa chọn "Khát Vọng" của chị.

Cứ như vậy, qua tháng năm, hạt mầm ấy cứ lớn dần lên vững chãi. Sau 2 năm, đến năm 2014, số trẻ trong gia đình Khát Vọng đã tăng lên 28 đứa trẻ.

Khi số học sinh tăng, đồng nghĩa với khối lượng công việc tăng, chị Dung bắt đầu quá tải khi vừa đảm nhận vai trò người mẹ trong gia đình, vừa tròn trách nhiệm với công việc quản lý nhân sự tại 1 công ty.

Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 6.

Người mẹ của hơn 400 đứa trẻ đặc biệt nsoi về quyết định từ bỏ công việc nhiều người mơ ước, tập trung làm thiện nguyện

Nhớ lại, chị Dung chia sẻ: "Đó là quãng thời gian tôi "Quá tải", sau một thời gian dài không được nghỉ ngơi, sức khỏe tôi kém hẳn đi. Tôi cố gắng dành nhiều thời gian cho gia đình, cho các con mình nhưng bản thân tôi vẫn thấy có lỗi khi không thể dành nhiều thời gian cho các con trọn vẹn, và sự khỏe mạnh, hạnh phúc để chăm sóc các con tốt nhất."

Sau vài lần ngất và suy kiệt sức khỏe, chị đi khám và nhận kết quả bị suy nhược nặng. Bác sĩ khuyên, nếu không giảm tải khối lượng công việc, sực khỏe sẽ khó phục hồi.

Chị trăn trở suy nghĩ về việc lực chọn bước đi tiếp theo. "Không thể làm tốt một lúc hai việc, vậy phải bỏ một. Bỏ nào nào đây?" chị Dung nghĩ.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, chị Dung đi đến quyết định tiếp tục theo đuổi Khát Vọng.

Vậy là nữ quản lý nhân sự xin nghỉ việc, chuyên tâm tâm huyết và sức lực của mình cho tương lai của các con và sự phát triển lâu dài của Khát Vọng.

Yêu Thương và Kham Nhẫn từ Khát Vọng

Ngay từ đầu năm 2015, chị Dung dành toàn tâm sức cho việc phát triển Khát Vọng và năm 2015 cũng là mốc thời gian điểm nhấn tạo nên bước ngoặt của Khát Vọng.

Sự kiện trại hè năm 2015, chị Dung tổ chức Trại hè cho các con tại Hà Nội. Những hình ảnh về một Trại hè nhanh chóng được truyền thông, báo chí nhắc tới, xuất hiện trên thông tin đại chúng.

Câu chuyện về một gia đình của những đứa trẻ mồ côi được triển khai theo một cách mới được lan truyền, mang thông điệp tích cực về sự bền vững không chỉ của tình yêu mà còn mang tầm nhìn dài hạn và đầy đủ hơn các giá trị cho những đứa trẻ được giúp đỡ.

Từ đây, đã có nhiều người biết đến, lên hệ, quan tâm, tìm hiểu và một số trở thành người đồng hành sau này. Sau sự kiện đó, Khát Vọng cũng đã bắt đầu có sự vươn mình mạnh mẽ, tự tin cho một giai đoạn mới.

Những gương mặt hồn nhiên, không còn nặng trĩu nhiều nỗi lo của những đứa trẻ của "Khát Vọng"

Nhắc tới Trại hè 2015, chị Dung chia sẻ, đó không chỉ là câu trả lời của Khát Vọng đối vưới cộng đồng mà còn là thời điểm hóa giải những lăn tăn, lo lắng cuối cùng trong cuộc sống của cá nhân chị.

"Đêm Gala trại hè năm 2015 là lần đầu tiên chồng tôi tham gia một sự kiện của Khát Vọng. Trước đó, các con đến nhà ở, chồng tôi gặp gỡ, trò chuyện cùng các bạn. Các con Khát Vọng rất lễ phép, rất ngoan nên tạo cảm tình mạnh đối với chồng tôi. Đêm gala diễn ra, hàng xóm mời anh tham gia đến tặng quà cho các con, vì chú không chỉ là cư dân mà đây còn là chương trình của vợ.

Vật là chồng tôi cùng đi. Trong 3 năm hành trình, chồng tôi dù không gắt gỏng, không phản đối nhưng cũng không quan tâm ủng hộ. Anh nói với tôi rằng đó là hành động bột phát và sớm dừng lại."

Đêm Gala diễn ra, hình ảnh những đứa trẻ với bao nụ cười và nước mắt đã rung động sâu thẳm trái tim chồng chị Dung. Hai ngày sau khi kết thúc, người chồng nói với chị: "Em hãy coi công việc em đang làm là mục tiêu của đời mình, em đừng từ bỏ nhé. Không dễ dàng mà làm được những việc đó đâu. Anh thấy đây là công việc vô cùng ý nghĩa…"

Có chồng ủng hộ, chị Dung cảm thấy mình có thêm thật nhiều sức mạnh. Chị hiểu rằng, đây là lúc "Khát Vọng" phải có bước đi thật mạnh mẽ với niềm tin và quyết tâm cháy bỏng hơn.

"Khát Vọng" hành động

Trên hành trình giúp đỡ các bạn học sinh khó khăn bằng tình yêu và trí tuệ, chị Vũ Thị Dung tin rằng điều thiệt thòi lớn nhất của các em là tình thương và sự dẫn dắt định hướng lâu dài. Vì vậy, Khát Vọng đã được thành lập với một niềm tin sắt đá rằng, sẽ là bệ phóng để giúp các em có được tình yêu thương vô điều kiện, được tự tin chinh phục nhiều khao khát trong cuộc sống như phương châm của Khát Vọng.

Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 8.

Với định hướng: "Kết nối yêu thương – Vun trống trí tuệ", Khát Vọng Đặt ra 5 tiêu chí:

Sứ Mệnh: Khát vọng luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trao cho thêm thật nhiều trẻ mồ côi nghèo có những tấm vé tham gia Hành trình Khát vọng tìm về tương lai tươi sáng, chạm đến thành công và hạnh phúc vững bền.

Tầm nhìn: Khát vọng là một tổ chức xã hội quy mô, có ảnh hưởng rộng lớn, luôn tạo ra những thay đổi tích cực và mạnh mẽ đến cộng đồng và xã hội; Tái lập và tạo ra lan tỏa rộng lớn về hệ thống giá trị điển hình của một xã hội phát triển và hạnh phúc bền vững dựa trên nền tảng đạo đức và trách nhiệm.

Khát vọng: Các con Khát Vọng không ngừng nỗ lực, khát vọng, vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học hỏi, trưởng thành, kiến tạo cuộc sống tươi đẹp và sống tử tế, có giá trị.

Hòa hợp: Khát Vọng hướng tâm thức các con đến sự hiểu biết, cảm thông, đồng thuận, hướng đến mục tiêu an vui, hạnh phúc, tốt đẹp cho tất cả trong một tổng thể rộng lớn. Hoà hợp không chỉ giữa người với người, mà còn với chính nội tại mỗi cá nhân, hướng đến quan hệ rộng mở với cả thiên nhiên và vũ trụ.

Phụng sự: Các con học sinh không ngừng nỗ lực với các ước nguyện, suy nghĩ, lời nói hay hành động để đem lại niềm vui, sự tử tế và hạnh phúc đích thực cho bản thân và người khác. Điều này xuất phát từ trách nhiệm với mọi vấn đề chung để đem lại giá trị tốt đẹp cho xã hội và đất Mẹ.

Người mẹ của 400 trẻ mồ côi

Hành trình 11 năm qua đầy khó khăn thử thách, Quỹ Khát Vọng do chị Dung khởi xướng đã chắp cánh ước mơ cho gần 400 học sinh ở hơn 30 tỉnh, thành phố. Với sự trợ giúp của Khát Vọng, hàng trăm bạn trẻ đã vào được trường đại học, được học nghề và có công việc, cuộc sống ổn định để viết tiếp ước mơ đời mình. Nhiều bạn được dẫn dắt đạt được các thành tích nổi bật, với 08 học bổng toàn phần Đại học quốc tế và nhiều bạn được tuyển thẳng vào đại học trong nước.

Mong ước của chị Vũ Thị Dung là trong thời gian tới, sẽ không chỉ là 400 đứa trẻ hiện tại mà sẽ là hàng ngàn đứa trẻ bất hạnh khác có cơ hội được hạnh phúc, được học hành và được chạm tới giấc mơ của đời mình.

Sự hi sinh, tình yêu thương con người và năng lượng tích cực của người phụ nữ ấy đã lan tỏa giá trị tích cực cho rất nhiều người cùng đồng hành với chị dệt lên những ước mơ, hoài bão cho thế hệ tương lai, những đứa trẻ thiệt thòi trong xã hội.

Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 9.
Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 10.

Những dòng thư đầy ý nghĩa "các con" gửi đến người mẹ - mẹ Dung.

Trong hơn 10 năm qua, việc làm đầy nhân văn của chị Vũ Thị Dung đã nhận được sự đồng hành của rất nhiều mạnh thường quân trên cả nước, cùng chung tay giúp những đứa trẻ thiệt thòi viết tiếp ước mơ đời mình.

Hành trình Khát vọng đã mở ra tương lai cho rất nhiều đứa trẻ và đặc biệt thổi bùng lên ngọn lửa của niềm tin, tình yêu cuộc sống và sức mạnh tự thân… Điều kì diệu mà Khát Vọng mang đến cho những đứa trẻ, đó chính là sự lan tỏa những giá trị nhân văn đáng quý, củng cố niềm tin sâu sắc vào điều tốt đẹp, thiện lương, đánh thức tiềm năng và nội lực không giới hạn trong chính những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nói về dự định tương lai, chị Vũ Thị Dung cho biết, những đứa trẻ thiệt thòi nhất sẽ được đưa về Ngôi nhà chung Khát vọng, được chăm sóc đặc biệt để tương lai của các em được an toàn và được hưởng trọn vẹn tình yêu thương….

"Tất cả những gì Khát vọng làm ở đây là sự chung tay. Khát vọng là một tổ chức nhưng tạo ra Khát vọng đó là sức mạnh của cả cộng đồng này để đem lại những đứa trẻ, những công dân tương lai sống có giá trị, sống tử tế, đem lại nhưng lợi ích cho xã hội. Tôi cũng mong muốn rằng những gì Khát vọng đã đi thì sẽ tiếp tục con đường của mình để đóng góp thêm cho xã hội, cho đất nước bằng những người công dân tốt. Tôi cũng mong lan tỏa mô hình các nhóm, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng cũng có thể theo đuổi con đường phụng sự như vậy để hướng về chất lượng con người", chị Dung bày tỏ.

"Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp và nhà tài trợ Kim cương Bắc Á Bank. Giải thưởng nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

Giải thưởng nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững. Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.

Trong khuôn khổ Giải thưởng năm đầu tiên, vào ngày 11/12/2023 vừa qua, đêm Gala trao giải đầy cảm xúc và trang trọng đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội, với 28 dự án được vinh danh, trong đó có 5 dự án được chọn là Dấu Ấn Tiên Phong 2023.

Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize

Gặp gỡ người mẹ của hơn 400 con trẻ mồ côi Đặc biệt - Ảnh 12.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày