Thật sự nể ekip truyền thông của Hoàng Thuỳ Linh khi MV "Để Mị nói cho mà nghe" ra mắt vào đúng thời điểm chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia 2019 - kỳ thi khốc liệt và quan trọng nhất của đời học sinh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hội sĩ tử đua nhau share nhạc để nghe cho vui đâu, mà bởi vì MV này chứa cả bầu trời văn học, hàng loạt tác phẩm đình đám của các nhà văn được lồng ghép một cách tài tình, khéo léo. Năm nay đề thi Ngữ Văn mà ra đúng các tác phẩm này thì Hoàng Thuỳ Linh tăng thêm lượng follow không hề nhỏ đâu, còn được phong làm thánh dự đoán ấy chứ.
MV "Để Mị nói cho mà nghe" - Hoàng Thùy Linh.
Điểm danh những tác phẩm xuất hiện trong MV này nhé: Vợ chồng A Phủ (nhà văn Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Chí Phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Truyện Kiều (Nguyễn Du)... Toàn những tác phẩm kinh điển, thường xuyên được sử dụng để đưa vào đề thi THPT Quốc gia.
01. Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hành động trỗi dậy của nhân vật Mị qua hai đoạn văn sau:
"Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…"
"Lúc ấy trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay…"
Cảm nhận tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
02. Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận nhân vật Mỵ: Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lý Pá Tra và sự kiện Mỵ cắt dây trói cứu A Phủ.
Anh/chị hãy phân tích hai sự kiện đó. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các sự kiện này trong việc thể hiện giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
03. Cảm nhận của anh/chị về chi tiết "Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!" mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi" mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12).