Gặp gỡ đôi bạn Việt cùng có phong cách đơn giản mà vẫn ấn tượng

Ichi, Ảnh: Kiên Trần, Theo Trí Thức Trẻ 00:02 03/04/2014
Chia sẻ

Và cũng nghe những quan điểm của bộ đôi này về ngành thời trang Việt cũng như phong cách ăn mặc của giới trẻ hiện tại.

Profile

Nguyễn Minh Anh 

DoB: 26/12/1990 

Học vấn : Tốt nghiệp trường Học viện thời trang London 

Các công việc và thành tích: 

- 2010-2012: Stylist các tạp chí, chiến dịch quảng cáo thời trang; Top 15 cuộc thi thiết kế áo phông "Earth Hour" 

- 2011-2013: Thiết kế trang phục vở nhạc kịch My Fair Lady;Thiết kế và thi công cửa trưng bày (window display), bài trí sản phẩm cho các thương hiệu thời trang cao cấp;Tham gia tổ chức fashion show và các sự kiện thời trang liên quan cho các thương hiệu.

Nguyễn Bảo Kim Cúc

DoB: 1/5/1989

Học vấn : Tốt nghiệp trường Học viện thời trang London 

Các công việc và thành tích: 

Hoạt động như một nhà thiết kế tự do, người trưng bày các sản phẩm thời trang, tư vấn hình ảnh website cho các thương hiệu quốc tế.



Trong thế giới thời trang luôn không thiếu những cặp bạn thân - những bộ đôi fashionista danh tiếng. Họ không chỉ là nguồn cảm hứng cho các tín đồ thời trang, mà còn là minh chứng rằng tình bạn vẫn luôn hiện hữu ở một thế giới vốn được xem là đầy hào nhoáng và đố kỵ như thời trang. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Minh AnhCúc - đôi bạn thân có phong cách đơn giản nhưng chất, cùng hàng loạt thành tích đáng nể trong ngành thời trang Việt.


Minh Anh (bên trái) và Cúc (bên phải).

Chào hai bạn. Trước tiên, cả 2 có thể giới thiệu sơ qua về bản thân mình được chứ?  

Mình là Nguyễn Minh Anh (Ma Nguyễn), đã tốt nghiệp Học viện thời trang London. Từ 2009-2013 mình đã hoạt động dưới tư cách stylist cho một số tạp chí; người thiết kế, trưng bày windows cũng như các sản phẩm bên trong cửa hàng (window displayer & visual merchandiser) cho các nhãn hàng và thương hiệu thời trang. Hiện mình là nhà thiết kế của một thương hiệu thời trang. 

Còn mình là Nguyễn Bảo Kim Cúc (Daisy Nguyenbao). Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, mình đã có quá trình làm thiết kế thời trang tại thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 2 năm trước khi theo học Học viện Thời trang London. Tốt nghiệp học viện năm 2009 tới nay, mình đã hoạt động như một nhà thiết kế tự do, người trưng bày các sản phẩm thời trang, tư vấn hình ảnh website cho các thương hiệu quốc tế. Hiện mình cũng đang là nhà thiết kế của một thương hiệu.





Cả hai đã quen nhau trong hoàn cảnh nào và điều gì khiến hai bạn trở nên thân thiết với nhau?  

Minh Anh Cúc là bạn học cùng lớp tại trường Học viện thời trang London. Vì nhiều tương đồng trong cách học tập và làm việc nên chúng mình đã thân thiết hơn.




Quan niệm của hai bạn về thời trang? Cả hai bạn đều có thần tượng cụ thể về phong cách thời trang chứ? 

Minh Anh: Với mình, thời trang là công cụ để tôn lên vẻ đẹp của người sử dụng. Mình ưa chuộng sự phóng khoáng và đơn giản, để đẹp phải đòi hỏi người sử dụng có tư duy khi mặc, điển hình có thể nói đến Mary Kate Olsen.

Cúc: Mình nghĩ thời trang là tấm gương phản chiếu cá tính cũng như nhận thức của người sử dụng. Mình thích các sản phẩm đơn giản, trơn màu, tinh tế trong form dáng và chỉn chu trong đường may. Elin Kling & Emmanuelle Alt là hai fashionistas mình yêu thích.





Hai bạn có style khá giống nhau. Có bao giờ hai bạn gặp phải sự so sánh theo kiểu, ai đẹp và chất hơn ai? 

Minh Anh: Hai người bọn mình có dáng riêng nên sự lựa chọn trang phục có vẻ tương đồng nhưng thực ra lại không giống. Mình chưa gặp trường hợp so sánh như vậy, bởi mỗi người có được sự đồng tình từ những nhóm bạn sở hữu phong cách khác nhau. 

Cúc: Mỗi người có một cá tính riêng, chính vì vậy mà phong cách ăn mặc của chúng mình cũng không hoàn toàn giống nhau. Mọi người gặp Minh AnhCúc đều nhận thấy điều này, nên không so sánh hai đứa với nhau bao giờ.




Hiện, có khá nhiều quan điểm cho rằng phong cách thời trang giới trẻ Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề bởi trào lưu và số đông. Chính vì thế nên phong cách ăn mặc của phần đông trong số họ dường như "hao hao" nhau, đẹp nhưng an toàn, thiếu cá tính. Hai bạn nghĩ sao về quan điểm này? 

Minh Anh: Nếu "hao hao" nhau mà bản thân mình vẫn đẹp cũng không sao. Nếu ai cũng có thể tự mình mặc đẹp, cá tính, nổi bật, không cần học hỏi và theo trào lưu thì sẽ chẳng có định nghĩa 'fashionista' nữa rồi. 

Cúc: Điều quan trọng là mọi người cảm thấy thoải mái và tự tin với phong cách mình lựa chọn. Không phải ai cũng có thể trở thành trend-setter ( người tạo ra xu hướng ), nhưng việc là một cộng đồng trend-follower, đi theo xu hướng mà vẫn mặc đẹp, đó cũng là điều tốt rồi.




Thực tế là có quá nhiều thiết kế trong nước bị nhận xét là "bản lỗi" của thiết kế từ các thương hiệu nước ngoài. Tình trạng này xảy ra từ những NTK danh tiếng cho đến sinh viên khoa thời trang đang ngồi trên ghế nhà trường. Phải chăng khả năng sáng tạo của ngành thời trang Việt Nam bị eo hẹp?

Minh Anh: Bản thân mình thấy cô chú và anh chị đi trước đã và đang nỗ lực để đưa ngành thời trang gần với chất lượng và tinh thần quốc tế hơn. Nếu khả năng sáng tạo của cả ngành thời trang Việt Nam đang eo hẹp thì có lẽ đã không ở vị trí hứa hẹn và phát triển như bây giờ. 

Cúc: Mình nghĩ khả năng sáng tạo của ngành thời trang Việt Nam không hề eo hẹp, bởi bản thân mình đã từng được xem những sản phẩm mang tính sang tạo vô cùng cao, từ form dáng đến các chi tiết làm tay vô cùng tỉ mỉ của NTK Việt Nam. “ Bản lỗi “ được sinh ra khi nhà thiết kế không đầu tư thời gian để tìm hiểu và phát triển ý tưởng mà chỉ copy thiết kế của thương hiệu nước ngoài.







Có một trường hợp khác là, các sinh viên học về thiết kế thời trang thường xuyên cho ra đời các thiết kế quá đỗi xa vời, thiếu tính ứng dụng. Bên cạnh đó, bản vẽ của họ có thể rất bay bổng nhưng thành quả lại hiếm khi được bằng 60-80% bản vẽ. Hai bạn nghĩ nguyên nhân là do đâu? 

Minh Anh: Có thể do tính cách và môi trường hướng dẫn. Nếu là người tự tay cắt, giác mẫu và may; các bạn sẽ hiểu cấu trúc sản phẩm và xử lý được vấn đề chính mình đưa ra. 

Cúc: Theo mình, là do thiếu kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh thời trang. Các bạn chưa xác định được rõ ràng đối tượng khách hàng của mình và không nghĩ đến việc “Liệu sản phẩm của mình có bán được không? “. Điều này dẫn đến việc các thiết kế đôi khi xa vời và thiếu tính ứng dụng. Kĩ năng cắt, may cũng là nguyên nhân khiến cho bạn không truyền tải được hết ý tưởng thiết kế thành sản phẩm hoàn chỉnh. 



Xin chân thành cảm ơn hai bạn về cuộc trò chuyện thú vị!
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày