Đừng xôn xao nữa vì đây là lời giải cho sự xuất hiện quầng hào quang quanh Mặt trời ở Huế hôm nay

Gucci, Theo Trí Thức Trẻ 17:29 09/05/2017

Bạn biết không, quầng hào quang rực rỡ bao quanh Mặt trời thực sự là hiện tượng quang học hiếm gặp.

Như đã đưa tin, vào ngày 9/5, người dân ở thành phố Huế vô cùng tò mò xen lẫn thích thú khi được chứng kiến cảnh tượng lạ - một quầng hào quang xuất hiện xung quanh Mặt trời.

Đừng xôn xao nữa vì đây là lời giải cho sự xuất hiện quầng hào quang quanh Mặt trời ở Huế hôm nay - Ảnh 1.

Theo ghi nhận của 1 vài nhân chứng, vòng sáng kể trên bắt đầu xuất hiện vào khoảng 10 giờ và kéo dài đến tận hơn 12 giờ trưa. 

Nhiều người cho rằng, đây là 1 hiện tượng hiếm gặp có thể điềm báo 1 thiên nhiên đáng sợ. 

Hiện tượng quầng hào quang xuất hiện xung quanh Mặt trời

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia thì quầng hào quang xuất hiện quanh Mặt trời này - có tên gọi khoa học là "quầng Mặt trời". 

Nói 1 cách dễ hiểu, những quầng hào quang là vòng ánh sáng bao quanh Mặt trời hay Mặt trăng. Ban ngày, ánh sáng Mặt trời chiếu qua các tầng mây ti (Cirrostratus) ở độ cao 6 - 8km.

Đừng xôn xao nữa vì đây là lời giải cho sự xuất hiện quầng hào quang quanh Mặt trời ở Huế hôm nay - Ảnh 3.

Vì mây này có cấu trúc tinh thể băng hình lục giác, với đường kính siêu bé - khoảng 20,5 micromet nên khi ánh sáng chiếu qua bị khúc xạ, khiến quầng sáng hiện ra với đủ màu sắc như cầu vồng. 

Một điểm lý thú để giúp bạn phân biệt hiện tượng quầng sáng Mặt trời với cầu vồng đó là chúng có sự sắp xếp màu sắc trái ngược nhau. 

Màu sắc ở quầng sáng Mặt trời sẽ có thứ tự là tím - chàm - lam - lục - vàng - cam - đỏ; trong khi màu ở cầu vồng sẽ đảo ngược lại. 

Mặc dù hiện tượng này không liên quan đến các cảnh báo thảm họa như nhiều người tưởng tượng nhưng theo chuyên gia, quầng Mặt trời và Mặt trăng thường chỉ cho ta thấy thời tiết đang có nắng, khô ráo, bầu trời quang mà thôi. Đôi khi, một số quầng hào quang chỉ đơn thuần là tín hiệu cho thấy lượng nước ở thượng quyển đang gia tăng.

Nguồn: Earthsky