Du học sinh Việt trải nghiệm chợ Tết của người Trung Quốc: Bất ngờ với sản phẩm “cháy hàng” nhanh nhất, không phải hoa quả hay kẹo bánh mà là món rất quen thuộc với mọi nhà

Tất Đạt, Theo Nhịp sống thị trường 11:15 09/02/2024
Chia sẻ

Nhân dịp Tết âm lịch, tôi đi mua đồ để chuẩn bị cho năm mới tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Du học sinh Việt trải nghiệm chợ Tết của người Trung Quốc: Bất ngờ với sản phẩm “cháy hàng” nhanh nhất, không phải hoa quả hay kẹo bánh mà là món rất quen thuộc với mọi nhà - Ảnh 1.

Trong những ngày giáp Tết, không khí mua sắm chuẩn bị cho năm mới Giáp Thìn trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đây là lần đầu tiên tôi có dịp được đi chợ tại Thượng Hải, Trung Quốc vào thời điểm đặc biệt này trong năm. Tôi rời phòng từ sáng, tranh thủ ngắm đường phố những ngày cuối năm.

Nơi tôi sống không quá đông đúc, đường phố được trang trí với màu đỏ của đèn lồng, nút thắt kiểu Trung Quốc (hay còn gọi là nút cát tường, nút thắt ngọc bội, tượng trưng cho may mắn), các cửa hàng dán những tấm hình chúc mừng năm mới hình rồng. Một tuần qua, Thượng Hải vừa mưa, vừa tuyết, lại có những ngày nắng, nhiệt độ chủ yếu dưới 10 độ, trời nhiều gió.

Du học sinh Việt trải nghiệm chợ Tết của người Trung Quốc: Bất ngờ với sản phẩm “cháy hàng” nhanh nhất, không phải hoa quả hay kẹo bánh mà là món rất quen thuộc với mọi nhà - Ảnh 2.

Đường phố Trung Quốc trang trí đón xuân năm mới.

Các hàng cây khô trụi lá, người qua đường lác đác, phần lớn các cửa hàng đều đóng cửa. Trên đường, tôi bắt gặp một hàng dài người xếp hàng chờ mua một món đặc sản trong vùng.

Chủ nhà nơi tôi ở nói đùa rằng nên tích trữ trước Tết, vào ngày lễ khó mua lắm. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các mặt hàng mua online - bởi đội ngũ shipper nghỉ khá sớm - còn các chợ và siêu thị vẫn mở xuyên Tết.

Du học sinh Việt trải nghiệm chợ Tết của người Trung Quốc: Bất ngờ với sản phẩm “cháy hàng” nhanh nhất, không phải hoa quả hay kẹo bánh mà là món rất quen thuộc với mọi nhà - Ảnh 3.

Người dân xếp hàng dài trước một cửa hàng.

Trong một khu chợ bán đồ tươi sống, hoạt động buôn bán ngày 29 Tết rất tấp nập. Các mặt hàng vẫn được bày đầy đủ, từ cá, cua, ếch, gà, vịt cho tới rau củ quả. Đa số khách hàng tại đây là người lớn tuổi, thường là khách quen tại những quầy này.

Du học sinh Việt trải nghiệm chợ Tết của người Trung Quốc: Bất ngờ với sản phẩm “cháy hàng” nhanh nhất, không phải hoa quả hay kẹo bánh mà là món rất quen thuộc với mọi nhà - Ảnh 4.

Hoạt động mua bán vẫn diễn ra tấp nập.

Ít phút sau, tôi đã có mặt tại siêu thị gần nhà. Vào dịp Tết, rất nhiều mặt hàng có khuyến mãi và nhiều sản phẩm đã “cháy hàng”. Tôi bất ngờ khi món được vét sạch đầu tiên tại siêu thị này là các mặt hàng đậu, bao gồm đậu phụ, đậu non, đậu rán sẵn… với giá bán dao động từ 3-6 tệ (khoảng 10 - 20 nghìn đồng).

Du học sinh Việt trải nghiệm chợ Tết của người Trung Quốc: Bất ngờ với sản phẩm “cháy hàng” nhanh nhất, không phải hoa quả hay kẹo bánh mà là món rất quen thuộc với mọi nhà - Ảnh 5.

Các sản phẩm đậu phụ cháy hàng.

Ngoài ra, thịt lợn và thịt bò cũng được người dân mua nhiều. Thịt lợn ba chỉ có giá ưu đãi tương đương 140 nghìn đồng/hộp 1,5kg; các bộ phận khác từ 70 - 230 nghìn đồng/hộp 1,5kg. Thịt bò có nhiều loại, rẻ nhất bán ở mức 240 nghìn đồng/hộp 1kg.

Mức giá vào ngày Tết không chênh nhiều so với ngày thường, các mặt hàng liên tục được bổ sung sau các ca làm việc. Siêu thị đông người từ lúc mở cửa cho tới khi đóng, dù vậy các quầy bánh kẹo và đồ khô lại khá vắng khách.

Du học sinh Việt trải nghiệm chợ Tết của người Trung Quốc: Bất ngờ với sản phẩm “cháy hàng” nhanh nhất, không phải hoa quả hay kẹo bánh mà là món rất quen thuộc với mọi nhà - Ảnh 6.

Máy thanh toán tự động dành cho khách hàng. Khi quét mã vạch, máy sẽ tự nhận diện sản phẩm và giá tiền.

Một trong những điều tôi thích nhất khi đi mua đồ tại đây là những chiếc máy thanh toán tự động mà không cần phải cần tới nhân viên. Để tính tiền, tôi chỉ cần tự mang giỏ hàng tới máy quét, đưa mã vạch của từng gói đồ lên cổng quét. Cuối cùng, tôi mở ứng dụng điện thoại và quét mã thanh toán để tự động trừ tiền. Như vậy, mọi người không cần phải xếp hàng lâu, tự kiểm tra hóa đơn dễ dàng và trực quan hơn. Siêu thị không cấp túi đựng, nếu cần thì tôi phải mua thêm túi có giá 1 tệ (khoảng 3.400 nghìn đồng), trong khi đó nhiều người mua ít sẽ tự cầm đồ về nhà.

Kết thúc buổi mua sắm, tôi trở về nhà với một giỏ đồ đầy ắp, sẵn sàng đón năm mới với những trải nghiệm khác biệt so với mọi năm.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày