Du học Canada ngành nào dễ định cư là câu hỏi nhức nối với nhiều bạn học sinh, sinh viên đang có ý định theo học tại xứ sở lá phong. Theo thống kê của Bộ Lao động Canada, trong năm 2020, số lượng công việc mới tăng dần đều trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là tại các bang British Columbia, Ontario và Quebec. Ngoài ra, chính phủ của tổng thống Justin Trudeau cũng đang tích cực đẩy mạnh chính sách định cư Canada diện tay nghề. Vì thế, trong thời gian tới đây, du học sinh sẽ càng có cơ hội định cư hay thậm chí là nhập cư tại Canada sau khi tốt nghiệp nếu theo học và làm việc các nghành nghề đang thiếu hụt nhân sự.
Câu hỏi đặt ra là ngành nào đang khát nhân tài và những trường cao đẳng/đại học nào đào tạo những chuyên ngành đó tốt nhất tại Canada? Hãy cùng Tư vấn du học GSE tham khảo Top 4 ngành nghề "hot" nhất tại thị trường lao động Canada giai đoạn 2020-2025 theo những phân tích thị trường lao động mới nhật từ CIC nhé.
Top 4 ngành nghề dễ kiếm điểm định cư tại Canada:
Phân tích kinh doanh (Business Analytics)
Là một kỹ năng không thể thiếu của các nhà quản lý, giám đốc hay chuyên viên cấp cao nhằm mục đích quản lý tốt đội nhóm bên cạnh những kỹ năng khác. Hơn thế nữa, không thể phủ nhận về chất lượng của hệ thống kinh tế thị trường và mô hình sản xuất của Canada khi hiện nay đây là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới, và là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và thuộc nhóm 8 quốc gia phát triển (G8). Vì vậy, có thể thấy, nhu cầu cho những người có kỹ năng phân tích dữ liệu đang gia tăng tại những nền kinh tế hiện đại và phát triển như Canada.
Mức tiền lương của ngành nghề này đang phản ánh rất rõ ràng điều đó, khi mà mức lương của nhân viên có kỹ năng phân tích kinh doanh thường cao hơn từ 44-75% so với một nhân viên thông thường. Mức lương khởi điểm cho vị trí này rơi vào khoảng $45.000-$55.000/năm (tương đương 1-1,2 tỉ đồng). Với vị trí quản lý cấp cao thì mức lương này còn có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần, tùy vào vị trí và kỹ năng của mỗi người.
Một số trường đào tạo chuyên ngành học Phân tích Kinh doanh tại Canada: Cao đẳng Langara, Cao đẳng quốc tế Fraser tại thành phố Vancouver (bang British Columbia) hoặc Cao đẳng Fanshawe (bang Ontario).
Công nghệ thông tin (Information Technology)
Là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc đào tạo chuyên ngành học này với khoảng hơn 30,000 công ty và tạo ra 140 tỉ USD doanh thu mỗi năm. Tuy nhiên, hiện tại, Canada đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng trong lĩnh vực này vì sự già hóa của dân số ngày càng gia tăng. Do đó, Canada đang thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân lực ngành IT trong và ngoài nước. Randstad cho biết ngành CNTT tại Canada cần đến 488,000 chuyên gia và có khoảng 11,500 việc làm mới vào năm 2017, một nửa trong số đó là làm việc tại Toronto. Theo Hiệp hội Công nghệ thông tin của Canada công bố, mức lương trung bình của nhân viên ngành CNTT cao hơn so với các ngành khác là 52%, dao động trong khoảng
$55.900 - $125.300/năm (tương đương 1,3-3 tỉ đồng) tùy theo vị trí công việc.
Để đáp ứng không ngừng sự phát triển công nghệ và đón đầu thời đại 4.0, có rất nhiều các trường cao đẳng/đại học tại Canada đào tạo ngành học CNTT kết hợp với các chương trình thực tập Co-op cung cấp hàng nghìn nhân lực trong lĩnh vực quản lý dự án, kỹ sư phần mềm, phát triển website, phân tích chương trình hoặc phát triển Java. Một số các trường tiêu biểu như Cao đẳng George Brown, Cao đẳng Centennial, Cao đẳng Humber College, Đại học Brock…
Quản lý chuỗi cung ứng & Hậu cần (Supply Chain Management & Logistics)
Là một trong những ngành nghề tương đối "hot" trên thị trường lao động toàn cầu, không chỉ riêng Canada. Lý do lớn nhất đó là vì Quản lý chuỗi cung ứng & Hậu cần chiếm phần lớn chi phí giá cho một sản phẩm hay dịch vụ được bán ra trên thị trường, vì vậy nhân sự cho ngành này là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Các công ty toàn cầu hàng đầu tại Canada như Toyota, Walmart, Apply, hay Loblaw xem quản lý chuỗi cung ứng như một lợi thế trên thị trường để dành lấy thị trường và lợi nhuận. Ứng viên tốt nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại các nhà máy, ngành công nghiệp dịch vụ hoặc các tổ chức chính phủ với mức lương khởi điểm trung bình rơi vào khoảng 36.000 USD/năm (tươngđương 840 triệu đồng) và 50.000-80.000 USD/năm (tương đương 1,1-1,8 tỉ đồng) cho cấp quản lý.
Cao đẳng Humber, Cao đẳng Fanshawe và Cao đẳng Algonquin sẽ trang bị đầy đủ cho sinh viên hiểu biết có giá trị về những mảng kiến thức trọng yếu trong Quản lý chuỗi cung ứng và Hậu cần. Bên cạnh những môn học được tập trung thiết kế để đem đến tương lai bức tranh toàn cảnh về ngành, chương trình còn kết nối với các công ty hàng đầu từ nhiều ngành khác nhau qua chương trình thực tập cũng như các dự án trong lớp học với thời lượng 1 kỳ học hoặc vào kỳ mùa hè.
Khối ngành kỹ thuật (Engineering)
Bao gồm: Kỹ sư cơ khí, Chế tạo máy, Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Trắc địa, Mỏ, Địa chất, Dầu khí, Vận tải, Kỹ thuật điện tử - viễn thông, Vô tuyến điện và thông tin liên lạc, Kỹ thuật môi trường nước, Quản lý tài nguyên nước, Kỹ thuật thuỷ điện và Năng lượng tái tạo, Công nghệ kỹ thuật điện, Công nghệ thực phẩm… cũng chưa bao giờ hết hot tại Canada với nhu cầu tuyển dụng cực lớn từ sinh viên mới ra trường "baby boomer" đến những kỹ sư có kinh nghiệm. Mức lương trung bình khá cao dao động từ
$45.000 - $80.000 USD/năm (tương đương 1-1,8 tỉ đồng) và 120.000 USD (tương đương 2,8 tỉ đồng) ở vai trò quản lý. Tại Canada, kỹ sư là một nghề danh giá với thu nhập cực cao. Bằng kỹ sư Canada cũng được coi trọng trên toàn cầu, sinh viên ra trường có thể làm việc ở bất cứ tỉnh nào ở Canada, Bắc Mỹ hoặc các quốc gia khác trên thế giới.Tại Canada, xu hướng lựa chọn trường và địa điểm theo học của khối ngành kỹ thuật ở các vùng có sự khác nhau. Ở miền Tây như bang British Columbia hay bang Alberta có nhu cầu nhân sự cao trong lĩnh vực kỹ sư dân dụng, kỹ sư khai thác mỏ, robotics và kỹ nghệ phần mềm. Trong khi đó, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm những ngành học về kỹ sư hạ tầng, giao thông vận tải, kỹ sư máy tính, kỹ sư vật liệu và kỹ sư hàng không vũ trụ tại bang Ontario, bang Manitoba, hay tại bang Quebec.
Ngoài ra, một số các nhóm ngành phổ biến hơn với sinh viên Việt Nam như:
• Nhóm ngành tài chính - kinh doanh: Quản lý tài chính, quản lý nhân lực, kế toán…
• Nhóm ngành dịch vụ: quản lý nhà hàng, khách sạn và ngành công nghiệp giải trí, đầu bếp nhà hàng, phục vụ…
• Nhóm ngành chăm sóc sức khỏe: Chuyên gia tâm lý, điều dưỡng, y tá, bác sỹ, thiết bị y tế...
(Nguồn: Randstad, 2019).
Công ty tư vấn giáo dục toàn cầu GSE là đại diện tuyển sinh chính thức của hầu hết các trường cao đẳng và đại học của Canada tại Việt Nam. Để không bỏ lỡ cuộc chạy đua "săn" ngành nghề du học dễ kiếm điểm định cư, cũng như chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất trước khi trở thành một tân sinh viên tại Canada, hãy liên lạc với các chuyên gia tư vấn du học GSE tại:
VP Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã, Quận Ba Đình | Hotline: 092 363 5656
VP TP.HCM: Tầng 11, tòa nhà VP Deli, 70 Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3 | Hotline: 0934 999 329
Website: www.gse-beo.edu.vn