1. Mark Twain và dự đoán về cái chết của mình
Mark Twain sinh vào ngày 30 tháng 11 năm 1835, chỉ 2 tuần sau khi sao chổi Halley bay gần nhất so với mặt trời. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã trải qua thời kỳ trầm cảm nặng nề vì chứng kiến cái chết của những người thân, từ con gái đến vợ, con trai và một người bạn thân thiết.
Mark Twain đã trải qua nhiều khó khăn trong đời.
Năm 1906, ông bắt đầu viết tự truyện mà trong đó có một chi tiết nói rằng, "năm 1835, tôi đến với thế giới này cùng sao chổi Halley. Nó sẽ quay trở lại vào năm sau, và có lẽ lần này nó sẽ mang tôi đi cùng". Đúng như những gì đã viết, Mark Twain qua đời sau một cơn đau tim vào ngày 21 tháng 4 năm 1909, ngay sau khi sao chổi Halley quay lại trái đất.
Ông nói rằng, bản thân đến cùng sao chổi Halley nên cũng sẽ ra đi với nó
2. Jules Verne và những mô tả chính xác về thế giới trong tương lai
Năm 1863, Jules Verne cho ra đời tác phẩm "Paris in the Twentieth Century" (Paris thế kỷ 20) mà trong đó, ông mô tả một thế giới với những tòa nhà chọc trời bằng kính, tàu siêu tốc, các phương tiện di động chạy bằng gas, máy tính công nghệ cao, thành phố với thang máy và mạng lưới truyền thông bao trùm toàn thế giới.
Jules Verne đã mô tả chính xác cuộc sống trong tương lai
Cuốn sách này kể về chuyện đời của một chàng trai trẻ nỗ lực mưu sinh và bám trụ tại Paris trong những năm 1960. Thông qua đó, Verne đã vẽ nên một thành phố Paris được bao bọc bởi những công nghệ tiên tiến nhất nhưng lại trở nên lạnh lùng, vô cảm.
Lúc đầu, nhà xuất bản của Verne, Pierre-Jules Hetzel từng từ chối cho xuất bản cuốn sách này do ông ta cảm thấy nó quá khó tin. Do đó, trong 126 năm tiếp theo, bản thảo cuốn sách nằm xếp xó trong một cái két sắt trống rỗng và phải đến năm 1989 thì nó mới được tình cờ phát hiện bởi chắt trai của Verne.
Sau 126 năm cuốn sách này mới được tìm lại
Điều đáng nói là những mô tả về thế giới tương lai trong cuốn sách lại vô cùng chính xác. Người ta có thể tìm thấy những dòng văn chi tiết về những chiếc ô tô chạy bằng động cơ đốt trong, trạm xăng, mặt đường trải nhựa, tàu điện cao tầng và tàu điện ngầm, tàu siêu tốc, bóng đèn điện, máy fax, thang máy, máy tính, mạng lưới tương tự Internet, năng lượng gió, bảo mật tự động, ghế điện và nhiều thứ khác.
Ngoài ra, sự phát triển của vùng ngoại ô, giáo dục hàng loạt, trung tâm thương mại và xu hướng nữ quyền rất phổ biến hiện nay cũng được nhắc đến trong cuốn sách này.
3. Edgar Allen Poe và bản án giết người xẻ thịt nổi tiếng
Trong cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh duy nhất của Edgar Allen Poe là "The Narrative of Arthur Gordon Pym of Nantucket". Ông viết về một chàng trai rong ruổi trên một con tàu đánh bắt cá voi Grampus.
Nhiều sự việc kỳ lạ đã xảy ra. Bão làm đắm con tàu, chỉ có 4 người sống sót và lênh đênh trên biển. Sau nhiều ngày trôi dạt, họ ở trong tình trạng đói khát cùng cực. Cuối cùng Pym và 2 người nữa quyết định giết cậu bé có tên Richard Parker để ăn thịt, sau khi họ rút thăm xem ai được quyền sống sót.
Sự việc ăn thịt đồng loại thực sự xảy ra sau đó 46 năm, vào năm 1884. Câu chuyện này được kể lại trong cuốn sách Custom of the Sea (Phong tục của biển) xuất bản năm 2000 của tác giả Neil Hanson.
Dù chỉ có 1 tác phẩm hoàn thành nhưng đó là tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Edgar Poe
Sự kiện đó diễn ra vào năm 1884 khi chiếc thuyền Mignonette chìm và 4 người đàn ông bị trôi dạt, lênh đênh giữa dòng nước. Sau hàng tuần bị cơn đói hành hạ, giằng xé, họ đã quyết định giết người trẻ nhất, một anh chàng tên Richard Parker mà lúc đó đã bất tỉnh và xẻ thịt anh ta để thỏa mãn cơn đói, y hệt những gì được mô tả trong tiểu thuyết của Poe!
Sau này, những người sống sót đều phải ra hầu tòa vì tội giết người. Đó là một vụ án nổi tiếng, "R v Dudley và Stephens" đã trở thành tiền lệ cho vấn đề liên quan đến quyền được sống của cá nhân mà vẫn gây tranh cãi cho đến ngày nay.
Dudley và Stephens sau đó bị tuyên án tử hình với một lời đề nghị khoan hồng. Tuy nhiên, cuối cùng thì bản án vẫn được giữ nguyên với mức cao nhất. Mặc dù Poe nói rằng, cuốn tiểu thuyết này khá là "ngu ngốc" nhưng trên thực tế, nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác giả khác như Herman Melville hay Jules Verne.
4. Wernher von Braun và tiên đoán về sự xuất hiện của một người tên Elon trên sao Hỏa
Wernher von Braun là tác giả của The Mars Project nổi tiếng
Wernher von Braun là một nhà vật lý, kỹ sư thiên văn và kiến trúc sư không gian người Đức. Ông là tác giả của tác phẩm The Mars Project (tiếng Đức: Das Marsprojekt), cuốn sách được coi như bản mô tả kỹ thuật hoàn chỉnh cho một chuyến du hành lên sao Hỏa của một phi hành gia. Nhân vật chính của quyển sách phát hiện rằng, hành tinh Đỏ đã bị xâm chiếm bởi một nền văn minh tiên tiến hơn và chính phủ sao Hỏa bao gồm 10 người, đứng đầu bởi một người tên Elon.
Ngày nay, chúng ta có Elon Musk - nhà đầu tư, phát minh và sáng chế - CEO của công ty SpaceX với mục tiêu tìm kiếm sự sống và đưa con người lên sao Hỏa. Thật trùng hợp!
Sự xuất hiện của Elon Musk đã được "tiên đoán" nhiều năm về trước
5. Tesla với hệ thống truyền thông không dây
Vào cuối thế kỷ 19, Nikola Tesla đã đề xuất một hệ thống phân phối điện viễn thông và điện năng có thể cho phép "truyền tải năng lượng điện mà không cần dây" trên phạm vi toàn cầu. Vào cuối năm 1900, ông đã có đủ tiền để bắt đầu xây dựng một trạm không dây tại Wardenclyffe, New York mà ông tin rằng có thể truyền tải thông tin qua Đại Tây Dương đến Anh và các tàu trên biển.
Nikola Tesla đã từng đề xuất xây dựng một hệ thống không cần dây nối
Nhưng dự án đã bị chấm dứt vào năm 1906 vì ông không nhận được nguồn tài trợ để mở rộng dự án và mở rộng đến truyền tải điện không dây. Tuy nhiên, vào năm 1909 ông tuyên bố rằng:
"Chẳng sớm thì muộn cũng sẽ đến ngày mà một doanh nhân ở New York có thể viết ra bất cứ thông điệp nào mà ngay lập tức chúng sẽ xuất hiện ở London hay bất cứ nơi nào khác" hay:
"Ông ta có thể ngồi ở bên bàn làm việc và nói chuyện với bất cứ ai chỉ bằng cách dùng một thiết bị rẻ tiền mà không lớn hơn cái đồng hồ đeo tay là mấy. Những thiết bị như thế này sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên đất liền hay ngoài biển khơi xa tít mù tắp, nó sẽ cho phép người ta nghe và truyền đi lời nói, bài hát đến mọi nơi trên thế giới".
Tesla đã mô tả chính xác những tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ thành hiện thực trong tương lai.
6. Abraham de Moivre và dự đoán về ngày mất của mình
Nhà toán học Abraham de Moivre là người đã tìm ra công thức de Moivre kết nối giữa số phức, lượng giác, lý thuyết phân bổ bình thường và xác suất. Ông đã dành gần như cả đời cho việc nghiên cứu toán học dù phải trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn, gian khổ.
Chân dung nhà toán học Abraham de Moivre
Khi về già, sức khỏe của ông ngày càng giảm sút, suy yếu và dần dần, ông nhận thấy bản thân có xu hướng ngủ nhiều hơn bình thường 15 phút. Dựa trên những quan sát đó, ông đã tính được ngày chết của mình, chính là ngày mà tổng số thời gian ngủ của ông lên đến 24 tiếng đồng hồ, tức là ngày 27 tháng 11 năm 1754.
Dù có khá nhiều quan điểm nghi ngờ tính chân thực của câu chuyện trên nhưng trên thực tế, de Moivre đã ra đi đúng vào ngày ông từng dự đoán.
7. Morgan Robertson và câu chuyện về một con tàu giống y hệt Titanic
Năm 1998, Morgan Robertson đã viết một câu chuyện ngắn kể về hành trình của con tàu Titan được mệnh danh là "con tàu không thể chìm" nhưng cuối cùng lại bị đắm ở vùng biển bắc Đại Tây Dương sau khi đâm phải một tảng băng.
14 năm sau, một con tàu khác có tên Titanic cũng chìm ở đúng vùng Bắc Đại Tây Dương, và cũng do đâm phải một tảng băng trôi.
Morgan Robertson là tác giả của cuốn The Wreck of The Titan
Sau khi con tàu RMS Titanic nổi tiếng bị chìm trong hành trình đến New York, người ta mới nhận thấy những sự trùng hợp kỳ lạ giữa sự kiện này và những gì đã diễn ra trong cuốn tiểu thuyết "The Wreck of the Titan: Or, Futility" của tác giả Robertson. Trong cuốn tiểu thuyết, nhân vật chính là một cựu sĩ quan hải quân Mỹ nay đã trở nên nghiện rượu và làm việc trên chiếc tàu có tên là Titan.
Dù được viết trước khi sự kiện tàu Titanic diễn ra nhưng người ta không thể phủ nhận sự tương đồng đến kỳ lạ giữa hai con tàu, về cả kích thước, cơ sở vật chất, tiếng tăm lẫn thời gian chìm. Titanic có chiều dài 244m và chở 2,200 hành khách còn Titan dài 269m vói 2.500 hành khách. Cả hai còn tàu đều được tuyên bố là "chiếc tàu không bao giờ chìm" và dĩ nhiên không được trang bị đủ số thuyền cứu hộ: Titan có 24 chiếc còn Titanic chỉ có 16 thôi.
Sau đó, Titan lẫn Titanic đều va phải một tảng băng trôi từ phía mạn phải khi đang di chuyển với tốc độ 22,5 knots (Titanic) và 25 knots (Titan) và cuối cùng thì đều chìm trong một đêm tháng Tư.
Tàu Titan trong truyện của Robertson có những điểm giống kỳ lạ với con tàu Titanic ngoài đời thực.
8. Những dòng chữ trong lăng mộ của Timur và sự trỗi dậy của Hitler
Ngày 19 tháng 6 năm 1941, khi ba nhà nhân chủng học Xô viết khai quật thi thể của Timur - người Mongolia, họ đã tìm thấy một dòng chữ "Người xâm chiếm mộ của ta sẽ giải phóng một kẻ xâm lược còn khủng khiếp hơn ta". Ba ngày sau Liên bang Xô viết bị Hitler xâm chiếm .
Lời nguyền trong lăng mộ của Timur ứng với sự kiện Hitler tấn công Xô viết?
Timur, hay còn gọi là Tamerlane & Amir Timir, là người dẫn đầu cuộc chinh phục Turco-Mongol mà sau này trở thành người đứng đầu đế chế Timurid ở Ba Tư và Trung Á vào cuối thế kỷ 14. Ông ra đi vào ngày 19 tháng 2 năm 1405 và được chôn cất ở vùng đất Samarkand thuộc Uzbekistan.
Vào năm 1941, tức là 5 thế kỷ sau ngày Timur qua đời, nhà nhân chủng học người Xô viết Mikhail M. Gerasimov, Lev V. Oshanin và V. La. Zezenkova đã tiến hành khai quật lăng mộ của ông.
Lăng mộ của Timur ngày nay
Người ta cho là các nhà nhân chủng học này đã tìm thấy một dòng chữ rằng, "Khi ta quay trở lại từ cái chết, cả thế giới sẽ phải run sợ". Sau khi kiểm tra xác chết, Gerasimov tìm thấy một dòng chữ khác với nội dung cảnh báo về một sự xâm chiếm đối với kẻ nào dám quấy phá giấc ngủ của ngài.
Y như rằng, chỉ 3 ngày sau đó Hitler tổ chức chiến dịch Barbarossa được xem như cuộc xâm lược quân sự lớn nhất đánh vào liên bang Xô viết. Tháng 11 năm 1942, xác chết của Timur được mai táng với những nghi lễ Hồi giáo đầy đủ và trùng hợp thay, sau đó thì quân đội Xô viết chiến thắng trong trận Stalingrad.