Những ngày cận kề Tết Trung thu 2018, thị trường đồ chơi Trung thu lại nhộn nhịp, tất bật, trong số này phải kể đến đầu lân và đèn lồng. Chính vì vậy các cơ sở sản xuất phải lao động hết công suất để cung cấp hàng cho người mua.
Cơ sở làm đầu lân của vợ chồng anh Tưởng.
Tìm về xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội để thăm gia đình võ sư Bùi Viết Tưởng, một gia đình nổi tiếng làm đầu lân ở địa phương.
Vợ chồng võ sư làm đầu lân phục vụ Tết Trung thu ở Hà Nội. Thực hiện: Ngọc Thắng.
Chia sẻ với phóng viên, anh Tưởng cho biết, những ngày này gia đình anh đang phải tất bật làm đầu lân để kịp giao hàng cho người mua. Do cận ngày nên những ngày qua, có khi vợ chồng anh phải thức trắng đêm để làm.
Những ngày cận Tết Trung thu, gia đình anh Tưởng lại chạy đua cùng thời gian để sản xuất đầu lân phục vụ nhu cầu của mọi người.
Căn nhà vốn là một võ đường nơi vợ chồng anh cùng người làm tất bật sớm tối để sản xuất đầu lân.
Anh Tưởng cho biết, bản thân anh đã có 8 năm kinh nghiệm làm loại hàng này, để làm được đầu lân hoàn chỉnh người thợ phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, cần sự tỉ mẩn.
Những quy trình tỉ mỉ để làm nên một cái đầu lân tại cơ sở của anh Tưởng.
Những ngày cận Trung thu, nhiều người tại cơ sở phải làm việc cả ngày lẫn đêm để kịp có hàng đã đặt trước. Từ cuối tháng 6 âm lịch, vợ chồng anh Tưởng không nhận thêm đơn hàng mà chú trọng làm cả ngày lẫn đêm, có khi trắng đêm để hoàn thành đơn hàng đã nhận.
Chị Nguyễn Thị Mẫn (28 tuổi, vợ anh Tưởng) đảm nhận việc cắt kim sa, vải làm thân, rồi may vảy, quần cho lân, rồng. Ngoài công việc trên chị còn là vận động viên võ thuật và từng giành nhiều danh hiệu, thành tích xuất sắc, chị cùng chồng huấn luyện võ cho các môn sinh và cả làm đầu lân.
Số lượng đầu lân sư rồng được khách hàng ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Phú Thọ, Hải Dương đến tận Đắk Lắk, Bình Thuận đặt hàng mua từ sớm.
Cận cảnh một chiếc đầu lân được hoàn thiện.
Anh Tưởng cùng người làm giao đồ cho khách hàng.
Những con lân do vợ chồng anh Tưởng làm được đội lân biểu diễn ngay tại gia đình.