Sốc: Thản nhiên chụp ảnh 1 người đàn ông sắp bị tàu đâm chết

Gấu, Theo Trí Thức Trẻ 21:58 05/12/2012

Ông Ki Suk Han, 58 tuổi đã bị đâm chết tại 49th Street, Manhattan, New York. Tuy nhiên, điều đáng nói là thái độ thờ ơ, vô cảm của các nhân chứng, đặc biệt nhiếp ảnh gia chụp lại bức ảnh sắp chết của người đàn ông đáng thương.

Chiều thứ 2 vừa qua, 1 vụ tai nạn đáng thương khi 1 người đàn ông bị tàu điện ngầm lao tới và nghiền nát đã xảy ra tại 49th Street, Manhattan, New York. Điều đáng nói nhất ở đây chính là thái độ thờ ơ, hèn nhát, vô cảm của 18 người đi đường khi chứng kiến vụ tai nạn khủng khiếp này. Đặc biệt đáng chỉ trích hơn cả là người đã chụp lại bức ảnh cận kề cái chết của nạn nhân.

Sốc: Thản nhiên chụp ảnh 1 người đàn ông sắp bị tàu đâm chết 1
Bức ảnh gây nhiều phẫn nộ cho độc giả.

1 nhân chứng của vụ việc, anh Patrick Gomez, cũng thừa nhận rằng anh đã "đóng băng", "trống rỗng" trước cảnh tượng chóng vánh này, ông cho biết thực sự xấu hổ khi không ai có đủ dũng cảm để lao tới kéo người đàn ông ấy ra khỏi đường ray. Được biết nạn nhân có tên Ki Suk Han, 58 tuổi, đã bị đẩy xuống đường tàu điện ngầm vào chiều ngày hôm qua sau khi tranh cãi kịch liệt với 1 người đàn ông da đen tầm 30, 40 tuổi. 

Sốc: Thản nhiên chụp ảnh 1 người đàn ông sắp bị tàu đâm chết 2
Nạn nhân Ki Suk Han, 58 tuổi, đã bị đẩy xuống đường tàu điện ngầm.

Gomez, 37 tuổi, cho biết "Mọi người tại hiện trường đã có thể kéo ông ấy lên nhưng thực tế thì không ai dám làm gì cả. Họ không làm bất cứ điều gì để cứu lấy ông ấy."

Nhân chứng này đặc biệt chỉ trích nhiếp ảnh gia R. Umar Abbasi khi người này vẫn có thể bình thản chụp lại khoảnh khắc nguy hiểm trong gang tấc của nạn nhân. Qua bức ảnh, người xem có thể thấy được nạn nhân đã rất cố gắng để thoát khỏi đường ray tàu điện ngầm.

Trước khi sự cố xảy ra, rất nhiều người đã thấy ông Han tranh cãi với 1 người đàn ông da đen tại vào khoảng 12h30 ngày thứ Hai. Có vẻ như chính người đàn ông da đen này đã đẩy ông Han xuống đường ray tàu điện ngầm. Hiện tại, cảnh sát đã chụp lại hình ảnh của kẻ tình nghi và ra sức truy bắt tội phạm.

Sốc: Thản nhiên chụp ảnh 1 người đàn ông sắp bị tàu đâm chết 3

Sốc: Thản nhiên chụp ảnh 1 người đàn ông sắp bị tàu đâm chết 4

Phát biểu trên tời MailOnline, nhân chứng Gomez thừa nhận rằng anh đã không kịp thời ra tay cứu giúp người đàn ông xấu số bởi anh không hề biết cuộc hỗn chiến giữa nạn nhân và kẻ tấn công ông, thậm chí anh đã quá "choáng" vì sự việc xảy ra quá chóng vánh. Anh cho biết "Ban đầu tôi biết có chuyện gì đó xảy ra vì có tiếng thét lớn. Tôi đứng cách đó khoảng 9m. Ngay sau đó, xe điện ngầm lao tới và tôi nghe thấy 1 tiếng huỵch lớn. Người đàn ông đã cố gắng thoát khỏi đường ray trong khoảng 30 đến 45 giây. Tôi đã không biết chuyện gì xảy ra. Tôi chỉ đứng như trời chồng ở đó."

Sốc: Thản nhiên chụp ảnh 1 người đàn ông sắp bị tàu đâm chết 5

Sốc: Thản nhiên chụp ảnh 1 người đàn ông sắp bị tàu đâm chết 6
Hiện trường vụ án thương tâm.

Anh Gomez băn khoăn tại sao người nhiếp ảnh gia kia đã không cứu giúp nạn nhân, lại còn nhanh chóng tận dụng thời cơ chụp lại bức ảnh đáng thương kia. Sau khi bức ảnh được đăng tải trên mạng, rất nhiều người đã gay gắt lên án, chỉ trích người nhiếp ảnh.  

Được biết ông Han sống cùng vợ và con gái tại Elmhurst đã được đưa tới bệnh viện Roosevelt. Tuy nhiên, ông đã tử vong ngay trên đường đi cấp cứu.

Hàng xóm của nạn nhân cho biết "Ông ấy rất tốt, thường đổ rác vào buổi sáng. Đó thật sự là 1 đêm kinh hoàng của New York."

1 người khác cũng cho biết ông Han rất thân thiện, lịch sự dù ông ấy chỉ nói được ít tiếng Anh. Cả vợ và con gái của ông đều rất sốc trước cái chết của chồng và cha. Vợ ông cho biết trước khi rời khỏi nhà, ông ấy đã uống rượu và 2 vợ chồng đã cãi nhau vào khoảng 11 giờ sáng, sau đó ông ấy đã đi về Manhatta.

Bà cho biết đã cố gắng gọi ông ấy vài lần nhưng ông đã không nghe máy. 1 nhân chứng cho biết cảnh sát đã tìm thấy 1 chai rượu trên người đàn ông này.

Sau khi nhận được rất nhiều chỉ trích từ cư dân mạng vì bức hình bị cho là vô nhân đạo kia, nhiếp ảnh gia R. Umar Abbasi đã lên tiếng giải thích cho hành động của mình.Lý do đầu tiên mà ông muốn chia sẻ đó là do ông đứng quá xa khi đoàn tàu tiến đến sát nạn nhân, những người đứng gần đó cũng không không hề cố gắng kéo ông ấy lên. Vị nhiếp ảnh gia tự do này cho biết thêm trên tờ New York Post rằng "Tôi phải nói rằng tôi thực sự rất ngạc nhiên vì sự phẫn nộ của mọi người với bức hình này. Nhiều người nói rằng 'Tại sao anh ta không đặt camera xuống và kéo nạn nhân lên?' Nhưng tôi không thể để những chỉ trích chủ quan làm ảnh hưởng tới mình."


Ông Abbasi cho biết thực ra lúc đó ông không hề biết rằng mình đã bắt được khoảnh khắc cuối cùng 1 cách chi tiết đến vậy. Mãi tới tối hôm sau đó, ông mới nhìn lại và biết về bức hình đó. Ông cho biết "Khi tôi nhìn lại những bức hình vào tối hôm đó, trái tim tôi đã nhói đau. Thật khủng khiếp khi phải chứng kiến lại cảnh tượng đó. Tôi đã không ngủ được."


Ngoài ra, vị nhiếp ảnh gia còn nói thêm rằng do cảm thấy không thể cứu ông Ki Suk Han nên Abbasi đã cố dùng đèn flash của máy ảnh để ra hiệu cho người lái tàu dừng lại. Ông nói "Tôi chỉ biết chạy, chạy và chạy, hi vọng rằng vị tài xế có thể nhìn thấy ánh đèn flash của tôi."


Cùng chia sẻ về vụ tai nạn thương tâm này, người lái tàu, ông Motorman Terrence Legree đau lòng cho biết khi nhìn thấy người đàn ông trên đường ray, ông đã cố gắng dừng đoàn tàu lại. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đã quá muộn.