Địa điểm ăn xin thường xuyên là cầu đi bộ gần một siêu thị, ở đây thường tập trung nhiều người. Bân Bân đang từ trên cầu cao ngắm con đường. Ngày 15 tháng 05 năm 2012, chụp trên cầu đi bộ gần siêu thị Wumart.
Vương Tư Mĩ kể lại, năm ông tới đây thu nhập còn khá hơn bây giờ. Sữa và tã lót cho Bân Bân đều phải do bố và bà nội đi ăn xin mà có. Những năm ấy ông đã được rất nhiều người quan tâm, một số người hảo tâm còn gọi điện cho trạm cứu trợ, đưa gia đình ông về cố hương. Nhưng sự thật, gia đình ông Vương vẫn không khá khẩm hơn mặc dù có những lần cứu trợ này.
Những gì mà báo chí viết để quyên góp tiền cho ông, từ trước giờ ông chưa hề nhận được một đồng nào. Vốn chưa đủ số tuổi để nhận trợ cấp tuổi già, trợ cấp nghèo đói trong thôn lại chỉ có vài trăm tệ (100 tệ tương đương với khoảng 320.000 VNĐ), người trong thôn tranh cướp nhau cũng chẳng đủ. Trong nhà cũng chỉ có vài miếng đất nhỏ, không thể nuôi nổi cả gia đình. Thế nên, ông Vương đành phải đi ăn xin, ông nói: "Thực ra là một việc rất khổ".
Tiết tháng 7 trời như đổ lửa, ông ngồi bên quạt cho Bân Bân ngủ. Bân Bân ngủ rồi ông mới có thể chìm theo vào giấc ngủ.
Những ngày hè này, mỗi đêm tới 2 giờ sáng, ông vẫn chưa ngủ được, 5 giờ sáng thì bị người lao công gọi dậy rồi. Mà những năm ăn xin ngủ lang bạt nằm đất lạnh khiến những người ăn xin có rất nhiều bệnh. Qua hai tháng quan sát, bố con ông Vương buổi tối lầm lũi đi ăn xin dù cho nhiều nhất cũng chỉ được 100 tệ, không thì chỉ vài chục lẻ không đủ tiền mà mua thuốc.
Bộ ảnh về cuộc sống ăn xin của cha con ông:
Ích Nhạc Tân Thôn cũng là một địa điểm họ thường ăn xịn. Lần đầu tiên nhiếp ảnh gia Trương Lực gặp họ cũng tại cửa của tòa lầu này. Lúc ấy nụ cười ngây thơ trong sáng đã chạm tới trái tim nhiếp ảnh gia. Bức ảnh chụp vào ngày 4 tháng 5 năm 2012.
Nếu trời có mưa, họ thường trốn vào mái hiên gần cầu đi bộ. Ảnh chụp ngày 29 tháng 5 năm 2012 tại cầu đi bộ đường Tây Văn Nhất.
Chứng minh thư của bố con ông Vương.
Ngày 14 tháng 5 năm 2012, tại quảng trường Tây Thành, đa phần thời gian bố con ông đều nghỉ đêm ở đây.
Ngày mùng 8 tháng 7 năm 2012, ban ngày ông Vương không đi ăn xin vì con trai không ngồi yên được. Gần Quảng trường Tây Thành có một hiệu sách, đây cũng là nơi ông hay đến cho con xem sách và tranh thủ dạy con ít chữ.
Đôi lúc ông dẫn con đi chơi điện tử, đây cũng là những phút giây tuyệt vời trong ngày của Bân Bân.
Mỗi lần siêu thị phát đồ ăn thử miễn phí, ông và Bân Bân lại tranh thủ đến ăn một chút. Ảnh chụp ngày 8 tháng 7 tại Siêu thị Quảng trường Tây ThànhMới 46 tuổi nhưng răng ông đã rụng sạch, dạ dày cũng không tốt. Mỗi ngày ông đều ăn cháo và một chút cơm. Rất nhiều người hảo tâm cho đồ ăn nhưng ông ăn không nổi. Do vậy nhìn ông vương rất gầy guộc và yếu ớt, hầu như chỉ còn da bọc xương. Ảnh chụp ngày 13 tháng 5 tại Ích Nhạc Tân Thôn.
Ngày ngày ăn đất nằm sương, ông Vương mắc bệnh viêm khớp nghiêm trọng, mỗi ngày đều phải dùng thuốc. Đây là ảnh Bân Bân đang bôi thuốc cho ông. Ảnh chụp ngày 8 tháng 6 tại đường Tây Văn Nhất
Lưng của ông cũng bị đau mỗi khi đi lại quá nhiều
Sổ y bạ sau mỗi lần đi bệnh viện của ông.
Vỏ của những loại thuốc ông dùng, ảnh chụp ngày 7 tháng 6 tại gầm cầu trên đường Tây Văn Nhất
Bân Bân rất nghịch ngợm, mỗi lần chụp ảnh đều làm mặt xấu.
Ngày 1 tháng 6 - Tết Thiếu nhi, lẽ ra phải là ngày Bân Bân vui nhất nhưng cậu bé cũng chỉ có thể ngồi trú mưa.
Một vị hảo tâm cho Bân Bân gói bánh, cậu bé nhồm nhoàm nhai trong sung sướng.
Đôi mắt của của Bân Bân đong đầy khát vọng. Mỗi lần nhìn những trẻ em khác được bố mẹ dắt đi ăn kem cậu bé lại nhìn theo và mơ ước mình được như vậy
Đi trên phố Bân Bân vui vẻ nắm tay cha.
Mỗi lần nhìn thấy sự việc gì vui, cậu bé lại chạy ngay đến kể với ông Vương. Bân Bân ban ngày chạy nhảy nhiều đến tối liền lập tức ngủ.
Hai bố con cùng ngủ vào một ngày hè mệt mỏi. Rỗi rãi ông lại kể chuyện cho Bân Bân nghe
Cuộc đời người ăn xin này thật vô cùng đau khổ, ăn không tốt ngủ chẳng được, lại còn phải nuôi một đứa trẻ, ông Vương chẳng biết đi đâu về đâu.
Tháng 7 tới, Hàng Châu như một cái chảo lừa, đối với bệnh tình của ông ngày càng ảnh hưởng hơn. Ông Vương gần đây cảm thấy mình chẳng đi xa được nữa. Ông là nạn nhân của xã hội này, cũng sắp hoàn thành cái số kiếp đã định, chỉ có điều ông vẫn còn vướng bận đứa trẻ Bân Bân, ông muốn nó có một số phận khác, được đi học và đủ ăn như những đứa trẻ khác.
Ông Vương nói, nếu như có nhà hảo tâm nào nhận nuôi Bân Bân thì ông sẽ về quê sống nốt vài năm cuối đời trong thanh tịnh.