Mở đầu chương trình là những tiết mục văn nghệ và màn biểu diễn “Áo trắng đến trường” của 10 thí sinh tham gia cuộc thi Miss Việt Đức năm nay.
Vòng thi đầu tiên trong đêm chung kết Miss Việt Đức 2010 là phần thi Trang phục dạ hội. Các thí sinh trong đêm chung kết vô cùng rạng ngời và bước đi đầy tự tin trong những bộ đầm dạ hội lộng lẫy:
Vòng thi tiếp theo là phần thi Tài năng. Đây là một vòng thi quan trọng, là nơi để các thí sinh thể hiện được năng khiếu của mình cũng như bộc lộ được vẻ đẹp của nữ sinh Hà thành. 10 thí sinh đã thể hiện 10 phần thi tài năng khác nhau, khẳng định được sự đa tài của mình trong rất nhiều lĩnh vực.
Bạn Hứa Thanh Tú mở đầu vòng thi Tài năng một cách đầy ấn tượng. Từng đạt giải Nhất cuộc thi Let’sget loud 2009, giải Nhất Giai điệu tuổi hồng, Tú có một giọng hát rất hay và khoẻ khoắn. Với phong cách trình diễn đầy tự tin, Thanh Tú đã trình bày một chuỗi các ca khúc nhiều thể loại, đồng thời cũng để “khoe” chất giọng không thể chê vào đâu được của mìn.
Bạn Cao Thuỳ Linh và phần trình diễn dancesport. Thuỳ Linh cũng là người đạt danh hiệu Á khôi 1.
Phần thi làm hoa đất nghệ thuật rất độc đáo của bạn Nguyễn Phương Mai. Tác phẩm hoa đất của bạn là để dành tặng cho mái trường Việt Đức yêu dấu đấy.
Phạm Kỳ Duyên trình bày một ca khúc về Hà Nội thân thương, với chất giọng cao và trong trẻo. Duyên đã đạt danh hiệu Miss áo dài duyên dáng.
Phần thi nhảy vô cùng ấn tượng của bạn Nguyễn Thị Dung. Dung đã từng đoạt giải Vô địch cá nhân Bước nhảy xìtin 2009 khu vực phía Bắc đấy.
Bạn Phạm Huyền My và phần thi biểu diễn ảo thuật độc đáo.
Phần thi “vũ-hoạ” của bạn Lê Thảo Linh. Bạn đã kết hợp khéo léo giữa múa và vẽ để thể hiện hai bức tranh về chiến tranh và hoà bình của dân tộc Việt
Á khôi 2 Nguyễn Thu Trang và bài hát “Poker face” sôi động.
Trần Hải Yến - Miss Việt Đức 2010 và màn biểu diễn múa Chàm của mình.
Vòng thi thứ ba là phần thi Áo dài. Cả 10 thí sinh đều rất duyên dáng trong bộ áo dài “36 phố phường” đậm nét Hà Nội thanh lịch.
Vòng thi trí tuệ nhất và cũng là phần thi quyết định, đó là vòng Ứng xử. Các câu hỏi trong phần thi hôm nay chủ yếu xoay quanh đề tài Thăng Long Hà Nội và vẻ đẹp con người Tràng An, nhưng mỗi bạn thí sinh lại có một phong cách trả lời riêng:
Bạn Cao Thuỳ Linh với câu hỏi: “Một cuốn sách tập hợp 1000 ca khúc viết về Hà Nội sắp ra mắt. Đây không chỉ là một hoạt động mang ý nghĩa mừng thành phố nghìn năm tuổi mà còn là một sự kiện của ngành xuất bản… Bạn có những cảm xúc đặc biệt gì về mảnh đất thủ đô yêu dấu nơi bạn đã sinh ra và lớn lên? Khúc hát về Hà Nội nào được bạn yêu thích nhất?” đã trả lời rất tự tin:
“Phải khẳng định rằng không có một vùng đất nào trong đất nước yêu thương của chúng ta lại tạo được nguồn cảm hứng sáng tác về âm nhạc như Hà Nội. 1000 ca khúc viết về Hà Nội có thể tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp bằng âm nhạc, cho chúng ta thấy được vẻ đẹp oai hùng của thành phố Hà Nội chúng ta. Con số 1000 bài hát đó theo em là niềm tin rằng Hà Nội - không chỉ xưa, nay và trong tương lai - vô cùng tráng lệ, hùng vĩ, và còn là điểm đến của những ước mơ, là nơi ấp ủ những sáng tác âm nhạc của các nghệ sĩ. Bài hát về Hà Nội mà em yêu thích nhất là bài hát “Người Hà Nội” của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Bài hát đó có thể cho em thấy được rằng trong thời kì bom đạn Hà Nội vẫn luôn vượt lên, thấy được vẻ đẹp oai phong của Hà Nội. Và em cảm thấy rất tự hào về con người Hà Nội, về thành phố Hà Nội của chúng ta qua bài hát đó.”
Với câu hỏi: “Nếu bạn được nói lên ước vọng của tuổi trẻ thủ đô trước thềm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, bạn sẽ nói điều gì?”, bạn Lê Khánh Linh đã trả lời:
“Là một công dân của thủ đô, em thấy vô cùngvinh dự và rất xúc động khi Hà Nội của chúng ta đã bước vào thềm một nghìn năm tuổi. Nếu được thay mặt các bạn để nói lên ước vọng của tuổi trẻ thủ đô trước thềm đại lễ 1000 năm Thăng Long, em sẽ bày tỏ ước nguyện của mình: Em mong muốn thủ đô của chúng ta sẽ mãi phồn thịnh, văn minh, trong quá trình hội nhập và phát triển nhưng vẫn giữ được những nét văn hoá nghìn năm văn hiến. Và để làm được điều đó, em nói riêng với toàn thể các thế hệ trẻ của Hà Nội nói chung: hãy cố gắng trau dồi thêm kiến thức, học tập, nghiên cứu thật kĩ để có thể xâydựng được một Hà Nội trong tương lai tốt đẹp hơn.”
Bạn Lê Thảo Linh được hỏi: “Nói về vẻ đẹp của Hồ Gươm, Tháp Bút giữa lòng thành phố, chúng ta đã từng biết đến những câu thơ tuyệt vời của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Hà Nội có Hồ Gươm// Nước xanh như pha mực // Bên hồ ngọn Tháp Bút // Viết thơ lên trời cao”Bạn hiểu gì về ý nghĩa mà cha ông gửi gắm qua biểu tượng Đài Nghiên, Tháp Bút bên hồ?”.
Mặc dù Linh khá run, nhưng nhờ những tràng pháo tay cổ vũ của khán giả, Thảo Linh đã hoàn thành câu trả lời của mình: “Tháp Bút, Đài Nghiên là một trong những di tích của quần thể Hồ Gươm, mỗi khi có ánh nắng chiếu xuống thì Tháp Bút dường như chấm mực vào Đài Nghiên và viết lên trời xanh, tạo thành một hình ảnh là biểu tượng cho học vấn của người Việt Nam ta. Khi xây dựng Tháp Bút Đài Nghiên, các bậc sĩ phu ngày xưa đã gửi gắm rất nhiều tâm huyết cũng như khát vọng về một đất nước sẽ phát triển và luôn coi trọng việc học làm hàng đầu. Chưa có một thành phố nào trên thế giới lại lấy một hình ảnh đẹp như vậy để làm biểu tượng như thành phố Hà Nội, đó cũng là một điểm đặc sắc trong du lịch của Việt
Bạn Nguyễn Thu Trang bốcthăm được câu hỏi khá “khoai”: “Ngôi trường Việt Đức mến yêu toạ lạc trên một con phố đẹp mang tên danh nhân Lý Thường Kiệt. Bạn hiểu gì về ông? Bạn nghĩ gì về việc đặt tên danh nhân cho những con phố Hà Nội xưa và nay?”, nhưng vẫn bình tĩnh trả lời:
“Theo em được biết, Lý Thường Kiệt là một vị anh hùng, một nhà quân sự kiệt xuất, một nhà chính trị tài ba. Ông được vinh danh với chiến thắng bên bờ sông Như Nguyệt và nổi tiếng với bài thơ thần “
Và câu hỏi cuối cùng dành cho bạn Trần Hải Yến như sau: “Bạn nghĩ gì về vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của phụ nữ Hà Nội xưa và nay?” Và với câu trả lời xuất sắc:
“Theo em vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Hà Nội xưa đã để lại trong kí ức của mỗi người Hà Nội cũng như những người yêu Hà Nội những ấn tượng rất sâu đậm, với những phẩm chất tốt đẹp: công - dung - ngôn - hạnh, những phẩm chất đạo đức theo khuôn mẫu Nho giáo. Ngày nay, những nữ sinh chúng em vẫn được thừah ưởng và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Với tầm phát triển của đất nước đang ngày một hội nhập và phát triển, khuôn mẫu đó không bị thu hẹp mà được mở rộng, cải thiện để những nữ sinh chúng ta ngày nay có thể thể hiện, giữ được nét đẹp thanh lịch của người Hà Nội mà vẫn thể hiện được sự trẻ trung năng động của con gái Hà Nội thời nay.”.
Trần Hải Yến đã giành được cảm tình của ban giám khảo, cùng với sự ủng hộ vô cùng nhiệt tình từ phía bạn bè và khán giả, Hải Yến đã vô cùng xứng đáng được nhận danh hiệu Miss Việt Đức 2010 đấy!