Cảm phục trước nghị lực của các vận động viên Paralympic

Jeans, Theo Trí Thức Trẻ 14:31 30/08/2012
Chia sẻ

Các teen hãy học hỏi nghị lực và sự phấn đấu tuyệt vời của những anh chị này nhé!

Những người thanh niên này, dù bị khuyết tật bẩm sinh hay không may gặp tai nạn, họ đều có chung một khát vọng: đó là đem huy chương vàng về cho quốc gia của mình. Đây quả thực là những tấm gương sáng ngời về ý chí và nghị lực trong cuộc sống - những vận động viên Paralympic (Olympic dành cho người khuyết tật)!
 
Jonnie Peacock: Vận động viên điền kinh

Khi sinh ra, Jonnie vốn là một đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng thật không may, căn bệnh viêm màng não khi lên 5 tuổi đã để lại cho anh hậu quả nặng nề - anh phải cưa mất một chân.
 
cam-phuc-truoc-nghi-luc-cua-cac-van-dong-vien-paralympic
Jonnie Peacock (bên trái) cùng đồng đội
 
Tuy nhiên, quá khứ đó dường như không ngăn nổi bước tiến của một chàng thanh niên đầy hoài bão, Jonnie sẽ tham gia vào đường chạy 100 mét trong cuộc thi Paralympic năm nay và rất được kỳ vọng.

Anh đã lập kỷ lục mới trên đường chạy thử Paralympic của Mỹ hồi tháng 6, nhanh hơn 0.06 giây với kỷ lục cũ là 10.85 giây! Anh rất háo hức được đối mặt với kỷ lục gia cũ Marlon Shirley và nhà vô địch Paralympic Oscar Pistorius từ Nam Phi.
 
Claire Cashmore: Vận động viên bơi lội

Claire bẩm sinh đã bị khuyết tật ở cánh tay trái. Cô được chọn tham gia vào đội tuyển Paralympic của Anh năm 2004, thời điểm cô đã giành huy chương đồng bơi cá nhân 200 mét và bơi ngửa 100 mét.
 
cam-phuc-truoc-nghi-luc-cua-cac-van-dong-vien-paralympic
 
Tại Olympic Bắc Kinh, Claire cũng giành được huy chương đồng 100 mét bơi ếch và đặc biệt là chiếc huy chương vàng cho đường bơi tự do 100 mét trong giải vô địch thế giới IPC ở Rio de Janeiro, Braxin.
 
Những tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể đã là động lực tuyệt vời để Claire chứng tỏ bản thân mình. Ngoài 2 chiến thắng tại Paralympic trước đây, cô đều giành huy chương tại mọi cuộc thi mình tham gia!
 
Hannah Cockroft: Vận động viên xe lăn

Cho dù không có cả 2 chân, cô gái kiên cường này vẫn sẽ tham gia vào đường đua 100 và 200 mét tới đây. Hannah thật sự là một tấm gương sáng ngời, làm cả thế giới phải sửng sốt khi cô phá vỡ 4 kỷ lục thế giới năm 2010 tại cuộc thi Quốc tế dành cho vận động viên xe lăn.
 
cam-phuc-truoc-nghi-luc-cua-cac-van-dong-vien-paralympic
 
Cô cũng là người đầu tiên trên thế giới lập kỷ lục về cho London khi hoàn thành đường đua 100 mét hồi tháng 5/2012 với thời gian 18,56 giây! Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, cô thậm chí còn tự phá vỡ thành tích của mình với thời gian 17,6 giây tại cuộc thi vô địch quốc gia tại Thụy Sỹ.
 
Cô gái đáng yêu này còn đam mê môn thể thao ném đĩa và bóng rổ, cho dù cô có phải ngồi xe lăn!
 
Jody Cundy: Vận động viên đua xe đạp

Vận động viên Anh Quốc này đã mất đi chân phải khi anh lên 3 tuổi. 
 
cam-phuc-truoc-nghi-luc-cua-cac-van-dong-vien-paralympic
 
Thực tế, Cundy là một anh chàng đa tài khi đã có một sự nghiệp thành công trên đường bơi trước khi chuyển sang đua xe đạp vào năm 2008.
 
Khi 5 tuổi, Cundy có bài học đầu tiên về bơi lội tại trường. Tất nhiên, mọi thứ ban đầu thật không dễ dàng, anh suýt chết đuổi khi được cứu lên từ dưới... đáy bể! Sau đó, cha mẹ đã cho anh tới câu lạc bộ địa phương để học bơi một cách bài bản.
 
Lúc 10 tuổi cũng là khi anh tham gia thi đấu lần đầu tiên, đại diện cho câu lạc bộ. Sự nghiệp thi đấu quốc tế bắt đầu vào năm 1994 nhờ nỗ lực đến tuyệt vời, khi Cundy đã là đại diện cho nước Anh trong giải vô địch bơi lội thế giới!
 
Dù thiếu đi một chân, nhưng chàng trai này đã đạt vinh quang nhiều hơn phần lớn những con người bình thường khác. Anh đã dành tới 14 huy chương Vàng, 4 huy chương bạc và 5 đồng ở tuổi 23!
 
Nhưng thế vẫn chưa đủ, niềm đam mê đua xe đạp của Cundy đã được khơi gợi khi chứng kiến một cuộc đua tại Barcelona từ năm 1992. Và dù vẫn có những thành tích cao trong bơi lội, sự nghiệp của Cundy đã thay đổi hoàn toàn vào năm 2005. Con người tài năng này ngay lập tức phá kỷ lục đường đua Flying 200 ngay 1 năm sau đó và giành huy chương Vàng trong giải vô địch thế giới tại Thụy Sỹ cùng mùa hè.
 
Người ta phải ghen tị với Cundy, một vận động viên khuyết tật nhưng đã thành công tuyệt vời trên cả 2 môn thể thao chuyên nghiệp!
 
Aaron Phipps: Vận động viên Bóng bầu dục

Vận động viên này tự mô tả mình như một con người đầy tham vọng và ước muốn được tranh đấu trên sân thể thao!
 
cam-phuc-truoc-nghi-luc-cua-cac-van-dong-vien-paralympic
 
Aaron lần đầu tiên tham gia thi đấu tại cuộc thi đua xe lăn năm 2007, nhưng ngay sau đó, anh được giới thiệu sang giải Bóng bầu dục dành cho các vận động viên xe lăn năm 2009. Và đó là định mệnh dành cho anh!
 
Aaron chia sẻ rằng anh yêu thích Bóng bầu dục vì đó là một môn thể thao đòi hỏi sự nhanh, mạnh và khả năng điều khiển xe lăn một cách tài tình.
 
Anh lần đầu ra sân tại giải vô địch Châu Âu 2009 tại Hillerod, Đan Mạch và cùng đội của mình giành giải tư. Aaron cũng có thần tượng riêng của mình, đó là vận động viên người Úc Riley Batt. Anh nói rằng lần được thi đấu cùng Batt là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của mình. Hiện Aaron đang làm trợ lý điều phối viên cho hội đồng hạt Hampshire, Vương quốc Anh.
 
Peter Finbow: Vận động viên bóng rổ

Cuộc đời đã hoàn toàn thay đổi khi người thanh niên này đang ở độ tuổi sung sức: anh bị một tai nạn giao thông năm 16 tuổi. Nhưng chẳng vì thế mà Peter nản lòng, ngay trong thời gian phục hồi sức khỏe (khiến anh phải ngồi xe lăn) anh đã tham gia vào đội tuyển bóng rổ xe lăn của Anh!
 
cam-phuc-truoc-nghi-luc-cua-cac-van-dong-vien-paralympic
 
 
Giờ hạnh phúc bên người vợ cùng với 3 đứa con, Peter cảm thấy hài lòng với những gì cuộc sống đem lại. Anh đã có sự nghiệp 14 năm với bóng rổ và rất nhiều vinh quang cùng đồng đội. Lần đầu tiên anh thi đấu là vào năm 2000, cũng là khi đội của anh giành huy chương bạc tại giải vô địch thế giới ở Nhật Bản, sau đó là 2 chiếc huy chương đồng ở Paralympic tổ chức tại Athen và Bắc Kinh.
 
Năm 2011, đội của Peter lên ngôi vô địch tại giải Vô địch châu Âu.
 
David Clarke: Cầu thủ bóng đá

David bị khiếm thị từ nhỏ và hiện đang là đội trưởng của đội tuyển bóng đá khuyết tật Anh. David cũng là thành viên nhiều kinh nghiệm nhất.
 
cam-phuc-truoc-nghi-luc-cua-cac-van-dong-vien-paralympic
 David Clarke (bên trái) tập luyện cùng David Beckham
 
Trước khi tham gia vào môn bóng đá, anh đã đại diện quốc gia thi đấu trong môn Goalball (một môn thể thao đồng đội dành cho người khiếm thị) khi bắt đầu tranh tài tại cuộc thi Paralympic năm 1996.
 
Điều đặc biệt nhất mà mọi cầu thủ bóng đá đều mong ước - David đã giành được Đôi giày Vàng cho 3 kỳ World Cup. Gần đây nhất là năm 2011, anh là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong giải vô địch châu Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ.
 
David cũng từng xuất hiện trên chương trình truyền hình "Inside Incredible Athletes".
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày