Khi thời gian trôi qua và con người bắt đầu tiến hóa, phát triển ngôn ngữ, chữ viết. Kiến thức của chúng ta chủ yếu được ghi lại chỉ từ khi phát triển từ chữ hình nêm, chữ tượng hình Ai Cập và các văn bản Hy Lạp do các nhà sử học thời đó viết. Chúng ta có thể đọc, tìm hiểu và diễn giải nội dung của những tác phẩm cổ xưa này.
Điều đáng thất vọng về lịch sử của con người là trước khi các nền văn hóa bắt đầu có chữ viết, chúng ta không biết các tập tục văn hóa của họ là gì. Những vật phẩm khảo cổ trong thời gian đó đại diện cho điều gì hoặc mục đích cụ thể của chúng ra sao. Hay chỉ đơn giản là liệu những vật dụng nhỏ không phải là công cụ có được sử dụng trong truyền thống tôn giáo của một số người hay không.
Vẫn còn quá nhiều điều mà cho tới ngày nay chúng ta vẫn chưa thể giải thích một cách rõ ràng. Nó khiến chúng ta tìm kiếm câu trả lời, suy đoán và đưa ra các lý thuyết từ logic đến phi logic trong sự tuyệt vọng này để khám phá về quá khứ của nhân loại.
Một trong những món đồ cổ xưa và khó hiểu này mà chúng ta tìm được chính là bức tượng nhỏ dogū được làm ở Nhật Bản thời tiền sử.
Dogū, có nghĩa là "tượng đất", là những tượng nhỏ bằng đất sét có hình người hoặc động vật được tạo ra vào cuối thời kỳ Jōmon của Nhật Bản thời tiền sử. Điều khiến những bức tượng nhỏ dogū trở nên hấp dẫn là các học giả không biết những bức tượng nhỏ này được tạo ra để làm gì hoặc chúng đại diện cho điều gì.
Thời kỳ Jōmon thực sự là một thời kỳ dài, một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 14.000 đến năm 300 trước Công nguyên. Vào thời điểm đó, người dân Nhật Bản là những người săn bắn hái lượm. Các cộng đồng nông nghiệp ban đầu cũng được hình thành trong suốt thời kỳ của nền văn hóa Jōmon.
Vào đầu thời kỳ Jōmon, những hình thức đồ gốm đầu tiên tại Nhật Bản đã phát triển. Năm 1998, nhà khảo cổ học và nhà động vật học người Mỹ, Edward S. Morse, đã tìm thấy những mảnh gốm đầu tiên từ thời kỳ Jōmon.
Chính Morse đã đặt tên cho khoảng thời gian đó; Jōmon có nghĩa là "dây đánh dấu". Phong cách đồ gốm từ thời kỳ đầu của nền văn hóa Jōmon được trang trí bằng cách ấn dây vào đất sét ướt để tạo thành các kiểu dáng và kết cấu khác nhau.
Chúng ta không biết mục đích và tầm quan trọng của các bức tượng nhỏ này cụ thể là gì vì chữ viết ở Nhật Bản chỉ bắt đầu phát triển từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, một thời gian dài sau khi dogū được tạo ra. Dogū chỉ được tạo ra trong thời kỳ Jōmon, và vào thời điểm tiếp theo của thời tiền sử Nhật Bản xảy ra, các bức tượng dogū cũng không được tạo ra nữa.
Tất cả các lý thuyết và cách giải thích về những gì mà cách bức tượng dogū đại diện đều là suy đoán và là một trong nhiều lý do tại sao những hình tượng nhỏ bằng đất sét này lại rất bí ẩn. Trên thực tế, chúng ta biết được rằng có một số phong cách tạo hình dogū khác nhau, phần lớn phụ thuộc vào nơi tìm thấy các đồ tạo tác và khoảng thời gian mà dogū được tạo ra.
Tại sao những phong cách này phát triển cũng là một phần bí ẩn của dogū.
Những bức tượng dogū đều nhỏ và có kích thước từ 10 cm đến 30 cm, phần lớn các dogū được tìm thấy đều có hình dáng cơ thể phụ nữ. Các đặc điểm chung bao gồm mắt to, eo nhỏ, hông rộng và đôi khi bụng to như bụng bầu.
Nhiều học giả tin rằng những bức tượng nhỏ này là đại diện của một nữ thần mẹ trong nền văn minh cổ xưa của Nhật Bản. Điều này được đưa ra bởi dogū khá giống với những bức tượng nhỏ thời kỳ đồ đá mới khác như Thần Vệ nữ của Willendorf. Có khả năng dogū là vật phẩm có liên quan đến khả năng sinh sản và các nghi lễ của thầy cúng.
Vẻ ngoài của dogū trông như thể nó đang đeo kính bơi hoặc có khuôn mặt hình trái tim rõ ràng. Điều thú vị nữa là hầu hết các dogū được tìm thấy đều có các dấu hiệu trên mặt, vai và ngực có thể cho thấy chúng có hình xăm.
Có bốn hình dạng khác nhau của dogū: "kiểu phụ nữ mang thai", "kiểu cú có sừng", "kiểu mắt híp" và "kiểu lông mày hình trái tim hoặc lưỡi liềm". Loại mắt híp, còn được gọi là Shakōkidogū, đã trở nên nổi tiếng và dễ nhận biết đến mức nhiều người Nhật Bản nghĩ đến Shakōkidogū khi ai đó nhắc đến các nhân vật dogū.
Loại dogū đeo kính có tên từ shakōki, nghĩa đen là "thiết bị chặn ánh sáng". Kính bảo hộ có bề ngoài tương tự như kính đi tuyết truyền thống của thổ dân Inuit và Yupik ở Alaska và Siberia.
Rất hiếm khi tìm thấy một dogū nguyên vẹn. Hầu hết các dogū được tìm thấy đều bị mất chân, tay hoặc một bộ phận cơ thể khác. Trong khi một số bị gãy, đã có một số dogū được tìm thấy có chi đã bị cắt đứt một cách có chủ ý.
Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được mục đích thực sự của dogū là gì. Vì không có ngôn ngữ viết vào thời điểm chúng được tạo ra.
Người ta tin rằng dogū được tạo ra và sở hữu bởi phụ nữ (không có bằng chứng nào cho thấy chúng được tạo ra bởi phụ nữ hoặc ai sẽ sở hữu chúng, vì vậy đây hoàn toàn chỉ là suy đoán) và là biểu tượng của sự tái sinh, sinh sản.