Điều gì ẩn giấu sau bàn tay nhăn nheo nhìn thôi cũng đủ "sợ xanh mắt mèo" này nhỉ?

Ken, Theo Helino 21:25 28/05/2018

Cùng đi tìm lời giải đằng sau bàn tay nhăn nheo có phần đáng sợ này.

* Cảnh báo: Hình ảnh có thể khiến bạn sợ hãi, cần cân nhắc kĩ trước khi xem.

Nhìn vào bức hình này, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu đến sợ hãi cực độ. Bàn tay kia làm sao mà lại có thể nhăn nhúm thế kia được nhỉ?

Phải chăng chủ nhân của bàn tay mắc chứng bệnh lạ gì hay đã dại dột làm gì đó rồi ư?

Câu trả lời là... nhân vật giấu mặt này vô tình ngủ quên khi tắm nên mới sở hữu bàn tay "kì dị" vậy.

Thế nhưng sao chỉ có bàn tay, chân nhăn nheo đến vậy mà các bộ phận khác có ngâm nước cũng không bị vậy nhỉ? 

Các chuyên gia, lời giải của hiện tượng này nằm ở cấu tạo lớp da và hệ thần kinh chính là tác nhân chính gây ra sự "nhăn nheo" này.

Theo 1 bài báo khoa học đăng trên tạp chí "Brain, Behavior and Evolution" - hiện tượng nhăn da đầu ngón tay, chân này gọi là "rain treads" (tạm dịch: bước trong mưa). 

Đây là phản ứng được điều khiển bởi các dây thần kinh, giúp nước không bị giữ lại quá nhiều trên phần da của các đầu ngón tay, chân.

Chính điều này sẽ giúp cải thiện độ bám dính của tay, chân với bề mặt tiếp xúc ở điều kiện ẩm ướt. 

Cùng với đó, khi da ngâm nước, lớp da ngoài cùng sẽ tăng kích cỡ lên 2 - 3 lần, tế bào cũng sẽ dễ dàng phồng lên. 

Tuy phồng lên như vậy nhưng da không bị hòa tan - đó là nhờ da có keratin. Keratin nằm ở lớp tế bào da ngoài cùng và được đan xen cùng tế bào vảy chết tên corneocyte.

Điều gì ẩn giấu sau bàn tay nhăn nheo nhìn thôi cũng đủ sợ xanh mắt mèo này nhỉ? - Ảnh 3.

Những nếp nhăn trên da có chức năng tương tự như một mạng lưới thoát nước

Hai chất Keratin và corneocyte sẽ sắp xếp theo dạng sợi. Dạng xếp này sẽ khiến cho corneocyte có khả năng mở rộng, ngậm nước và trở về kích cỡ ban đầu khi nước bốc hơi. 

Hay nói đơn giản hơn, những nếp nhăn đó có chức năng tương tự như một mạng lưới thoát nước - giúp cấu trúc lớp ngoài của da trở về đúng dạng ban đầu.

Lớp da ngoài cùng (gồm keratin, tế bào vảy) sẽ tăng thể tích nhanh khi ngâm nước. Nhưng lớp da ngoài này lại gắn vào lớp da bên dưới - không có khả năng thay đổi kích cỡ. Do đó, lớp sừng phải nhăn lại để chứa toàn bộ kích cỡ mới và giúp đẩy nước ra.

Độ dày của lớp sừng trên các bộ phận khác nhau của cơ thể là khác nhau. Lớp sừng trên mặt là mỏng nhất, dày nhất là ở bàn tay và gót chân. Đó là lý do vì sao lớp da tại các bộ phận này bị nhăn nhiều nhất khi ngâm nước lâu.

Nguồn: ScientificAmerican