Điểm thi đại học cao ngất ngưởng, nam sinh vẫn bị 30 trường quê nhà từ chối thẳng thừng, phụ huynh là giảng viên cũng phải á khẩu: Cái kết ‘bỏ xứ’ mà đi lại thành điều may mắn

Thiên Di, Theo Nhịp sống thị trường 10:10 25/07/2024
Chia sẻ

Lựa chọn mới mang lại lợi ích đủ đường cho cậu trò giỏi.

Khi con trai đến giai đoạn nộp đơn vào đại học, ông Lou Zeidberg phải đối mặt với một bài toán hóc búa. Zeidberg là giảng viên về khoa học biển tại Đại học California. Ông mong muốn con trai ông – Jacob – có trải nghiệm cuộc sống của một sinh viên Mỹ truyền thống với nhiều điều thú vị.

Điểm thi đại học cao ngất ngưởng, nam sinh vẫn bị 30 trường quê nhà từ chối thẳng thừng, phụ huynh là giảng viên cũng phải á khẩu: Cái kết ‘bỏ xứ’ mà đi lại thành điều may mắn- Ảnh 1.

Hình ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, quá trình nộp đơn vào đại học kéo dài và căng thẳng hơn ông tưởng. Jacob đã nộp đơn vào gần 30 trường trong năm 2019 nhưng đều bị đưa vào danh sách chờ hoặc bị từ chối. Cuối cùng, Jacob chọn một trường cao đẳng ở San Diego.

Mẹ của Jacob – bà Jennifer – là một bác sĩ. Bà cho biết: "Tôi căng thẳng cực độ. Con trai chúng tôi học giỏi ở trường trung học, đạt điểm SAT cao, nhưng không được nhận vào các trường đại học vốn được cho là hỗ trợ học sinh California. Đó thực sự là một điều kỳ lạ".

Một bệnh nhân của bà Jennifer đã chia sẻ trải nghiệm của con cái họ khi theo học tại Hà Lan. Điều đó truyền cảm hứng cho bà. Gia đình Jacob đã sử dụng một dịch vụ có tên "Beyond the States" và tìm thấy một ngôi trường phù hợp với tiêu chí của Jacob. Ngôi trường này ở Toulouse, Pháp.

Quyết định nộp đơn vào Trường Kinh doanh Toulouse, hai tuần sau Jacob được nhận. Phụ huynh của cậu nửa mừng nửa lo khi để con đi học xa nhà.

Jacob ban đầu phải đối mặt với cú sốc văn hóa và rào cản ngôn ngữ. Nhưng cậu đã học tiếng Pháp và dần hoà nhập văn hoá nơi đây. Mỗi dịp Giáng sinh và nghỉ hè, cậu đều về thăm gia đình ở California.

Ông Lou Zeidberg nhìn nhận việc học tập ở châu Âu mang lại cho con trai ông cơ hội du lịch tự do, thoả thích ngắm nhìn thế giới. Thậm chí, hộ chiếu của Jacob đã gần kín trang.

Điểm thi đại học cao ngất ngưởng, nam sinh vẫn bị 30 trường quê nhà từ chối thẳng thừng, phụ huynh là giảng viên cũng phải á khẩu: Cái kết ‘bỏ xứ’ mà đi lại thành điều may mắn- Ảnh 2.

Ảnh: Lou Zeidberg

Quyết định để con cái du học nước ngoài của gia đình Zeidberg diễn ra trong bối cảnh học phí tại Mỹ cao kỷ lục. Theo US News & World Report, học phí tại các trường đại học tư đã tăng 40% từ năm 2004 đến năm 2024. Trong khi đó, học phí của trường đại học công lập tại các bang tăng khoảng 38% trong cùng kỳ và đã được điều chỉnh theo lạm phát.

Mặc dù có các khoản tài trợ và học bổng, dữ liệu từ College Board cho thấy khoảng 51% số người tốt nghiệp cử nhân trong năm học 2021 - 2022 vẫn tốt nghiệp với một khoản nợ. Khoản nợ bình quân của sinh viên Mỹ là 29.400 USD.

Nhiều người Mỹ đã vỡ mộng với học phí đại học cao. Vào tháng 7/2023, Business Insider và YouGov đã khảo sát hơn 1.800 người Mỹ về thái độ của họ đối với giáo dục đại học. Trong số hơn 600 người thuộc Gen Z được hỏi, 46% đồng ý rằng việc học đại học không "đáng đồng tiền".

Một sinh viên có tên Isabella Ambrosio chia sẻ với BI rằng 4 năm đại học ở Ireland có giá trị tương đương với 1 năm học tại trường mà cô mong muốn tại Mỹ. Tương tự, một người Mỹ đến từ Philadelphia có tên Dalia Goldberg cho biết cô nản lòng vì học phí tại Mỹ quá cao. Cuối cùng, cô chọn vào một trường đại học ở Montreal và tốt nghiệp mà không có khoản nợ nào.

Trở lại với gia đình của Jacob, mặc dù gia đình có đủ khả năng chi trả cho các trường học ở California, nhưng bà Jennifer nói với BI rằng con họ muốn khám phá cuộc sống bên ngoài nước Mỹ.

Ông Lou nhận ra rằng gia đình họ thật may mắn khi mang đến cho con cái họ nhiều lựa chọn. "Chúng tôi chỉ cố gắng cho chúng thấy nhiều thứ trên thế giới nhất có thể, để chúng chọn thứ chúng thích", ông nói.

Tham khảo BI

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày