Đi tìm con sóng cao nhất trong lịch sử, có thể "nuốt trọn" tòa nhà Empire State của Mỹ

Gabe, Theo Helino 21:28 25/12/2017

Đây là con sóng cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, từ khi sinh ra tới lúc chạm bờ, nó đạt độ cao tương đương tòa nhà chọc trời nổi tiếng của Mỹ.

Những con sóng bình thường được hình thành do sự giao nhau của các dòng hải lưu hoặc những làn gió biển cũng có thể tạo ra các đợt sóng cao khoảng 10 feet (tương đương hơn 3m).

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn như dông bão có thể sinh ra những con sóng cao từ 30-45 feet (tương đương 9,1- 13,7m), tức chúng có chiều cao xấp xỉ một căn nhà 3-4 tầng hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp đáng sợ hơn thế cả chục lần.

Đi tìm con sóng cao nhất trong lịch sử, có thể nuốt trọn tòa nhà Empire State của Mỹ - Ảnh 1.

Ảnh: Yuta Onoda

Sóng thần được sinh ra thế nào?

Sóng thần (hay còn được gọi là tsunami trong tiếng Nhật) được tạo nên khi lượng thể tích nước biển có quy mô lớn bị chiếm mất không gian một cách chớp nhoáng trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân có thể do sự va chạm của các mảng địa tầng kiến tạo, các vụ phun trào núi lửa, thiên thạch va chạm... Nói chung, khi một lượng lớn vật chất đâm xuống biển (hoặc bắn lên từ đáy biển) sẽ tạo ra những cột sóng cao từ vài chục đến vài trăm mét.

Đi tìm con sóng cao nhất trong lịch sử, có thể nuốt trọn tòa nhà Empire State của Mỹ - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Càng di chuyển nó càng tích thêm càng nhiều năng lượng và tạo ra sự phá hoại kinh hoàng khi đổ bộ lên bờ. Trong thời gian ngắn từ khi đổ bộ có thể giết chết hàng trăm ngàn người, phá hủy hàng vạn ngôi nhà và các công trình xung quanh.

Tuy nhiên, sóng thần lại rất khó phát hiện do chiều dài một con sóng có thể lên tới hàng trăm kilomet tính từ nơi phát sinh, và chúng cứ cao dần, đáng sợ dần, mạnh mẽ dần trên đường đi của mình, đến khi ai đó nhận ra thì đã quá muộn.

Con sóng thần cao nhất lịch sử từng được ghi lại

Trong lịch sử thế giới, sóng thần xuất hiện không ít và bị coi là coi quái vật có sức mạnh vô song, thường phá tan nhà cửa, làng mạc mỗi khi xuất hiện. Chúng ta có thể kể ra vài cái tên nổi trội như:

- Trận sóng thần kinh hoàng trên Ấn Độ Dương năm 2004. Nó xuất phát từ cơn động đất siêu lớn (8,9-9,1 độ richter), khiến khoảng 230.000 người chết thuộc hàng chục quốc gia, khu vực khác nhau, vô số người mất nhà cửa.

Đây cũng chính là nguyên nhân lớn nhất khiến Unesco và nhiều tổ chức khác phải lên tiếng kêu gọi thiết lập một hệ thống giám sát sóng thần toàn cầu do hậu quả nó đem tới quá khủng khiếp.

Đi tìm con sóng cao nhất trong lịch sử, có thể nuốt trọn tòa nhà Empire State của Mỹ - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Digital Trends

- Hay có thể kể tới trận sóng thần Sendai xảy ra ở Nhật Bản vào năm 2011. Xuất phát từ một trận động đất mạnh 9,0 độ Richter, nó cũng gây hậu quả đáng sợ về người và của với những cột nước cao hơn 40m.

Khủng khiếp là thế, tuy nhiên, tất cả đều chưa là gì nếu chúng được đem đặt cạnh siêu sóng thần xảy ra vào năm 1958 tại Vịnh Lituya của Alaska sau một trận động đất lớn.

Vào đêm 9/7/1958, một trận động đất dọc theo Fairweather Fault ở Alaska đã vô tình khiến khoảng 30,6 triệu mét khối đất đá rơi từ độ cao khoảng 3000 feet (914 mét) xuống vùng biển Gilbert Inlet (xem bản đồ dưới đây).

Đi tìm con sóng cao nhất trong lịch sử, có thể nuốt trọn tòa nhà Empire State của Mỹ - Ảnh 4.

Hình minh họa

Ngay lập tức, nó tạo ra một cột sóng cao hơn 100ft (tương đương 30,5m) trước khi di chuyển. Trên đường đi, nó tiếp tục thu thập năng lượng và tăng nhanh chiều cao của mình.

Khi con sóng thần đạt đỉnh điểm, nó tàn phá hoàn toàn cây cối, thảm thực vật, động vật ở độ cao 1720 feet (524 mét) so với mực nước biển, đây là độ cao hoàn toàn có thể "nuốt trọn" tòa nhà nổi tiếng Empire State của Mỹ.

Hàng triệu thân cây cùng vô số đất đá đã bị cuốn theo con sóng. Và đây là làn sóng cao nhất từng được con người ghi nhận chính thức. Kết quả, ảnh hưởng của nó đã quét sạch toàn bộ chiều dài của vịnh Lituya.

Làn sóng này tước bỏ tất cả thảm thực vật và đất dọc theo các chiều dài của vịnh. Quan sát từ biểu đồ trên, khu vực bị hư hỏng này được hiển thị màu vàng, còn màu đỏ là nơi hàng chục triệu mét khối đá lở ban đầu.

Tham khảo nhiều nguồn