Do nhiều yếu tố mà các công ty lại có những thước đo khác nhau trong cách đánh giá giá trị của ứng viên. Bởi vậy, mỗi nơi lại có một bộ câu hỏi kiểm tra phẩm chất và khả năng của ứng viên tham gia cuộc phỏng vấn cũng rất khác nhau.
Tuy nhiên, khác biệt đến mấy thì các chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý tuyển dụng đều sẽ muốn lắng nghe câu trả của các ứng viên về những câu hỏi cơ bản nhưng then chốt dưới đây:
Đây là một trong những câu hỏi cơ bản nhất, nhưng lại khó trả lời nhất.
Hầu hết các ứng viên đều được chuẩn bị tốt về chuyên môn và kinh nghiệm có liên quan, nhưng không nhiều người lại nghĩ về lý do tại sao họ lại có mặt trong phỏng vấn này.
“Có lẽ vì tôi thực sự cần tìm một công việc để hỗ trợ gia đình”;
“Do tôi rải CV và nhận được lời mời phỏng vấn từ quý công ty, và tôi cảm thấy mình có thể thử”;
“Có lẽ vì tôi nghĩ tôi nên biết những gì thị trường hiện tại cần và xem tôi đáng giá bao nhiêu”...
Nhưng nếu bạn định nói ra những câu trả lời có ý nghĩa như trên, tất cả sẽ kết thúc.
Khi HR hỏi "Tại sao bạn lại đến buổi phỏng vấn này?", họ chỉ muốn cho ứng viên một cơ hội để chứng minh rằng ứng viên đã hiểu rõ về công ty và trách nhiệm của vị trí, đồng thời cho thấy rằng anh ta đã suy nghĩ sâu sắc về sự nghiệp cá nhân của mình, con đường phát triển và lý do tại sao anh ấy rất hài lòng với yêu cầu của công việc này. Vì vậy, là một ứng viên, bạn nên thể hiện rằng bạn trân trọng cơ hội việc làm này ở một mức độ nhất định.
(Ảnh minh hoạ)
Không chỉ vậy, nội dung của bất kỳ cuộc phỏng vấn nào cũng sẽ cố gắng tìm hiểu sâu hơn về những thành tích và thất bại trong công việc trước đó của ứng viên. Tuy nhiên, trên hết, HR muốn nhìn được lòng nhiệt huyết muốn cống hiến của ứng viên cho công ty đang phỏng vấn. Nếu HR nhận thấy sự nhiệt tình của ứng viên đối với công việc hoặc công ty, thì yêu cầu về kỹ năng có thể giảm xuống một chút, bởi vì họ biết rằng bất kỳ kiến thức nào cũng có thể học được và thành thạo thông qua việc được tiếp xúc và động não liên tục. Nhưng thiếu đam mê thì dù kỹ năng hiện tại của ứng viên có đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại, nhưng cũng chỉ ngắn hạn mà thôi.
Câu hỏi này rất dễ bị mọi người hiểu nhầm và bỏ qua. Nếu "Tại sao bạn lại đến buổi phỏng vấn này?" là một mở đầu hoàn hảo, thì “Tại sao công ty không nên nhận bạn?” sẽ là một kết thúc hoàn hảo.
Câu hỏi đầu tiên sẽ đánh giá mức độ đam mê và sự phù hợp, trong khi câu hỏi thứ hai lại đo lường tính cách và trí tuệ cảm xúc. Khi HR nhìn bạn và hỏi “Tại sao công ty không nên nhận bạn?”, hầu hết thông tin anh ta cần biết đều được trả lời trước đó. Cho nên, trọng tâm của câu hỏi này không phải là ứng viên nói gì, mà là quan sát những gì họ nói, và điều anh ta tìm kiếm không phải là thông tin ứng viên muốn họ biết, mà là tính xác thực và sự khiêm tốn trong tính cách. Từ "không" với nghĩa tiêu cực chính là một bài kiểm tra rất tốt về khả năng quản lý cảm xúc và tự nhận thức của ứng viên.
(Ảnh minh hoạ)
Vì vậy, nhiều ứng viên đều cố gắng hết sức để thể hiện ưu điểm của mình, thay vì thành thật về những khuyết điểm của mình. Ví dụ: một số ứng viên sẽ cố gắng hết sức để bỏ qua câu hỏi này, chỉ ậm ừ và ngay lập tức chuyển sang nói về những điều khác, cố gắng hết sức để thể hiện lợi thế của bản thân thông qua những kiến thức khác.
Đây không phải là một câu trả lời hay và nó sẽ khiến HR cảm thấy rằng bạn đang cố né tránh câu hỏi. Cho nên, là một ứng viên, bạn cần hiểu rằng HR biết rất rõ rằng ai cũng có ưu và nhược điểm, ai cũng có những mặt tối riêng. Chỉ là liệu bạn có dám đương đầu với những khuyết điểm và muốn cải thiện nó theo chiều hướng tốt lên hay không mà thôi.