Đem cái bàn để trong kho đi kiểm định, chuyên gia: Thứ đáng giá tiền tỷ này không được vứt

Nguyệt Phạm, Theo Pháp luật bạn đọc 18:28 29/10/2021

Chiếc bàn được làm từ gì mà có giá trị cao như vậy?

Đem cái bàn để trong kho đi kiểm định, chuyên gia: Thứ đáng giá tiền tỷ này không được vứt - Ảnh 1.
Cách đây 4 năm, tại ngôi làng nọ đã xảy ra một sự việc khiến cho mọi người trong làng được một phen náo động. Có điều, nhân vật chính trong câu chuyện lần này lại là một cái bàn.


Sự việc xảy ra vào một ngày đầu năm mới, khi Tiểu Lý đưa vài người bạn của mình về quê chơi. Trong số những người bạn của anh ta có một người đặc biệt thích sưu tầm đồ gỗ cổ. Cũng nhờ người bạn này, Tiểu Lý mới biết được hóa ra trong nhà kho của gia đình mình còn có một kho báu lớn không ngờ.


Đem cái bàn để trong kho đi kiểm định, chuyên gia: Thứ đáng giá tiền tỷ này không được vứt - Ảnh 2.

Hóa ra, chiếc bàn trong kho nhà Tiểu Lý được làm từ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam quý hiếm. (Ảnh: Kknews)

Khi đó, gia đình Tiểu Lý và những người bạn của mình đang quây quần bên mâm cơm. Trong lúc chuyện trò, vô tình, cha của Tiểu Lý có nhắc tới rằng trong nhà kho của gia đình có một chiếc bàn do cụ anh để lại. Chiếc bàn bị bỏ xó đã lâu năm, ông luôn muốn đem vứt bỏ nhưng không đủ sức. Giờ trong nhà có nhiều người, ông nhờ mọi người cùng giúp 1 tay.


Vừa nghe nhắc tới đồ gỗ cổ, người bạn của Tiểu Lý lập tức đề nghị anh đưa mình đi xem xét. Ăn uống xong, Tiểu Lý cùng bạn bè hò nhau bê cái bàn ra sân. Sau khi kiểm tra kỹ càng, người bạn của Tiểu Lý tỏ ý nghi ngờ chiếc bàn này được làm từ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam (gỗ sưa) quý giá. Anh ta cũng khuyên Tiểu Lý nên liên hệ với chuyên gia để xác minh cụ thể.


Sau nhiều ngày tìm kiếm và liên hệ, cuối cùng một vị chuyên gia đầu ngành về gỗ quý đã đồng ý tới nhà của Tiểu Lý. Nào ngờ, vị chuyên gia này lại nói: "Cái bàn này quả thực làm từ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam, giá trị không hề nhỏ, tuyệt đối đừng đem vứt bỏ". Theo ông, chiếc bàn này được sản xuất từ thời Trung Hoa Dân Quốc, dù không bằng các món đồ gỗ thuộc thời nhà Minh nhà Thanh nhưng giá của nó ước tính rằng ít nhất cũng đạt tới 100.000 NDT (khoảng 3,5 tỷ VND).


Đem cái bàn để trong kho đi kiểm định, chuyên gia: Thứ đáng giá tiền tỷ này không được vứt - Ảnh 3.

Chiếc bàn được định giá tối thiểu là 3,5 tỷ VND (Ảnh: Kknews)


Gỗ sưa Hoàng hoa lê Hải Nam chỉ mọc ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, được coi là một trong những dòng gỗ có chất lượng tốt nhất thế giới. Ông Ngũ Bỉnh Lượng, Phó Chủ nhiệm Hội gia cụ truyền thống Trung Quốc giải thích rằng người xưa đã biết cách dùng gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam để sản xuất ra những vật dụng đắt giá. Hoàng hoa lê Hải Nam được liệt vào 1 trong 4 loại gỗ quý hiếm nhất của Trung Quốc, gồm: Tử đàn, Hoàng hoa lê, Kê sí và Thiết lực.


Trước đây chỉ có hoàng đế và các quan lại có chức tước mới được dùng gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam. Đặc biệt vào thời nhà Minh, việc dùng loại gỗ này rất thịnh hành trong triều đình. Loại gỗ này còn được coi như một thứ cống phẩm tốt nhất cho hoàng đế.


Vì thế, một diện tích lớn cây Hoàng hoa lê Hải Nam đã bị chặt phá để đưa vào sản xuất khiến loại cây này rơi vào tình trạng hủy diệt. Hơn nữa, cây Hoàng hoa lê Hải Nam sinh trưởng rất chậm, muốn có một cây gỗ tốt phải mất tới hàng trăm năm. Gỗ Hoàng hoa lê càng hiếm thì giá thành càng cao. Giờ đây, nhiều người có tiền cũng mua sắm các vật dụng được làm từ loại gỗ này.


Đem cái bàn để trong kho đi kiểm định, chuyên gia: Thứ đáng giá tiền tỷ này không được vứt - Ảnh 4.

Gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam ngày một hiếm do tình trạng khai thác quá mức của con người. (Ảnh: Kknews)


Do nguồn nguyên liệu gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam không kịp tái sinh trong thời gian ngắn, nguồn cung thì ít mà cầu thì quá nhiều dẫn tới giá thành của loại gỗ này trở nên rất đắt đỏ. Nhiều sản phẩm được làm từ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam thời nhà Minh, nhà Thanh được rao bán với giá cao ngất ngưởng.


Cuối cùng, sau khi được sửa và làm mới, chiếc bàn của nhà Tiểu Lý đã khoác lên mình một diện mạo mới vô cùng chân thật, sống động và tinh xảo. Cả gia đình anh đem chiếc bàn về nhà mà trong lòng ai ai cũng hào hứng vô cùng.