Để không thất nghiệp khi tốt nghiệp

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 17:30 27/04/2016
Chia sẻ

Có lẽ, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ không-làm-được-việc để định rõ trách nhiệm giữa ngành lao động và ngành giáo dục; hơn là một sự nhập nhèm trong những con số như hiện nay.

Hiện nay, gần như học sinh tốt nghiệp THPT đều dễ dàng trở thành sinh viên đại học, tuy nhiên, học đại học xong có việc làm đúng ngành và mức lương cao đang là câu chuyện mang tính thời sự. Thực tế từ những con số thống kê cho biết, số cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp hiện nay đã lên tới 22,000 người/năm bao gồm cả những người ra trường với tấm bằng loại khá, giỏi. Vậy, làm thể nào để thoát ra khỏi vũng lầy thất nghiệp, phải học tập thế nào để đạt được mục tiêu có việc làm đúng chuyên ngành với mức thu nhập phù hợp?

Để không thất nghiệp khi tốt nghiệp - Ảnh 1.

Tư duy mục tiêu

Học để làm gì? Bản chất học là để có kiến thức thực tiễn nhằm hoàn thành khối lượng và chất lượng công việc do tổ chức phân công cho bạn. Theo UNESCO, mục đích của học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nền giáo dục của chúng ta ngày nay thì sinh viên mới chỉ dừng lại ở học để biết. Ngay từ lúc này, bạn phải luôn tư duy trong đầu, học để làm việc thực tiễn. và biết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Phải hiểu doanh nghiệp cần gì ở bạn

Bản chất, lương mà doanh nghiệp trả cho bạn, chính là thành quả làm việc của bạn trong tháng đó và được doanh nghiệp quy ra thành tiền. Nói thẳng thắn, bạn phải làm ra tiền cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhằm mục đích sàng lọc và lựa chọn những ứng viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, bạn sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn kiểm trả các yếu tố sau:

• Thái độ: Cầu tiến, lắng nghe và khát khao thành công

• Chuyên môn:

• Có ý tưởng thực hiện công việc được giao: Mô tả được công việc tại vị trí công việc đảm nhiệm bao gồm khối lượng công việc và chất lượng công việc, Đồng thời thể hiện cách thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Phần này sinh viên mới ra trường thường không giải quyết được và đổ lỗi cho doanh nghiệp hay đòi hỏi kinh nghiệm.

• Có công cụ để thực hiện ý tưởng công việc: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn nói được và làm được. Ví dụ: khi bán hàng, bạn nói rằng, chúng ta phải phân tích sản phẩm và ai là người mua sản phẩm này, thế nhưng khi bắt tay vào phân tích thì bạn lại không có bảng phân tích cụ thể? Hay khi bạn nói sẽ lập kế hoạch kinh doanh, nhưng bạn lại chẳng biết một bản kế hoạch kinh doanh thuyết phục như thế nào?

Kỹ năng hòa nhập doanh nghiệp

Bạn là người làm được việc, nhưng phải là người mang lại ít rắc rối cho doanh nghiệp nhất, nói không với hiện tượng nói xấu lãnh đạo, chia bè phái, mâu thuẫn, cực đoan, phán xét.... Muốn làm tốt việc này, bạn phải có kỹ năng mềm và hiểu doanh nghiệp mình ứng tuyển.

Lựa chọn cách học đúng đắn

Cách 1: Học theo cách cũ

Bạn có nghĩ rằng: tập trung cho việc học Đại học và học ngoại ngữ, việc đi làm để sau tốt nghiệp sẽ lo? Cách học này, khiến bạn thiếu thực tiễn và thường có thái độ tiêu cực, biểu hiện lớn nhất khi đi phỏng vấn, bạn không trả lời được các câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tiễn, kinh nghiệm, và ngay cả khi được nhận vào làm việc, bạn thực sự không hiểu guồng máy doanh nghiệp hoạt động như thế nào nên thường phán xét một chiều, nên không vượt qua được thời gian thử việc. Đây là một trong những lý do khiến hằng năm có đến hơn 22.000 tân cử nhân thất nghiệp.

Cách 2: Vừa học, vừa làm

Đây là cách học hiệu quả nhất mà các doanh nhân thành công như Adamkhoo, Bill Gate, Mark Zuckerberg (nhà sáng lập Facebook)… đã lựa chọn. Bạn vẫn học Đại học bình thường, thời gian còn lại, hãy đi phụ việc thêm cho những người thành công trong chuyên ngành bạn đang theo học và tìm kiếm những khóa học ngắn hạn đào tạo đúng vị trí, chuyên môn để tìm kiếm định hướng cho tương lai. Hãy đứng lên và tích luỹ kinh nghiệm bởi người đã thành công trong thực tiễn đào tạo, chứ không phải một ông giáo.

Giải pháp cho bạn

Hiện nay, có một số doanh nhân thành đạt trong thực tiễn cũng đã và đang sẵn sàng xây dựng các chương tình hỗ trợ cùng với giáo dục bằng cách thành lập ra các môi trường đào tạo ngắn và dài hạn như: hệ thống Vinshool của Ông Phạm Nhật Vượng, Đại học FPT của Ông Trương Gia Bình, hay Học viện CEO Việt Nam, chuyên đào tạo các chương trình ngắn hạn trong lĩnh vực doanh nghiệp của Ông Ngô Minh Tuấn với gần 20 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn, đào tạo và điều hành doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả mong muốn chia sẻ thêm góc nhìn cho các bạn trẻ lựa chọn để vào đời vững chắc, và tôi tin vào thế hệ trẻ Việt Nam.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày