Đây là con mắt của một người, nhưng vì sao lại kỳ dị thế này?

J, Theo Trí Thức Trẻ 07:34 21/03/2017
Chia sẻ

Khu vực xung quanh con ngươi bỗng có một vòng tròn kỳ quái. Con mắt của người này bị làm sao vậy?

Hình ảnh dưới đây là nhãn cầu của một người. Nhưng thực sự, nhiều khả năng bạn chưa từng trông thấy con mắt nào quái dị như thế này, với một vòng tròn nhăn nhúm bao quanh con ngươi.

Đây là con mắt của một người, nhưng vì sao lại kỳ dị thế này? - Ảnh 1.

Con mắt này thuộc về một phụ nữ 37 tuổi người Trung Quốc. Cô đã cảm thấy ngứa ngáy và chảy nước mắt một thời gian - những triệu chứng khi bị dị ứng, nhưng rồi mắt cô hình thành một hiện tượng kỳ cục và không kém phần ghê rợn.

Vậy rốt cục, chuyện gì đã xảy ra?

Sau khi xét nghiệm, các chuyên gia đã xác nhận được nguyên nhân. Người phụ nữ này mắc phải chứng "vòng mống mắt nhô" (protruding iris collarette) - một hiện tượng tương đối hiếm gặp.

Nhưng may mắn thay, các bác sĩ từ Trung tâm Nhãn khoa Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc) cũng cho biết đây là hiện tượng không nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến thị lực, và cũng không cần bất kỳ phương pháp chữa trị đặc biệt nào.

Đây là con mắt của một người, nhưng vì sao lại kỳ dị thế này? - Ảnh 2.

Vòng mống mắt thì ai cũng có, nhưng bị nhô ra thì tương đối hiếm

Các bác sĩ cho biết, "Vòng mống mắt là ranh giới chia trung tâm đồng tử với vùng mi ngoại biên. Thông thường khu vực này phẳng, nhưng có trường hợp lộ rõ như với bệnh nhân này".

Trong mống mắt, vòng mống là nơi dày nhất, vì đó là nơi các cơ giãn nở và cơ vòng của mắt nằm chồng lên nhau, cho phép chúng ta điều chỉnh kích cỡ của con ngươi khi tiếp xúc với ánh sáng. Vòng mống cũng chứa rất nhiều mạch máu, trở thành trạm trung chuyển nuôi dưỡng toàn bộ nhãn cầu.

Tuy nhiên, dù là một hiện tượng không nguy hiểm, lý do khiến nó xảy ra là gì thì khoa học vẫn chưa biết. Họ chỉ dự đoán được rằng có trục trặc gì đó đã xảy ra trong quá trình sinh hoạt của cô gái, nhưng chưa thể đưa ra kết luận.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Nguồn: Science Alert
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày