Đâu là loại bồn cầu gây tốn nước hơn? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết

Thu Phương, Theo Đời sống pháp luật 19:24 25/08/2024
Chia sẻ

Có 2 loại bồn cầu phổ biến hiện nay, xuất hiện trong các gia đình, vậy đâu là loại bồn cầu tốn nước hơn?

Nhắc đến những thiết bị thiết yếu được con người sử dụng hàng ngày, chắc chắn không thể không kể tới chiếc bồn cầu trong phòng vệ sinh, phòng tắm của các gia đình. Hiện nay phổ biến nhất có 2 loại bồn cầu khác nhau, phân biệt dựa trên bộ phận xả nước.

Cụ thể, một loại là xả nước theo cơ chế bấm nút, loại còn lại là sử dụng cần gạt. Ít ai để ý rằng, thực tế khi sử dụng 2 loại bồn cầu này, lượng nước mà gia đình tiêu thụ cũng sẽ là khác nhau do cơ chế hoạt động của thiết bị. Vậy đâu là loại bồn cầu tiêu thụ nhiều nước hơn? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời đúng.

Đâu là loại bồn cầu gây tốn nước hơn? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết- Ảnh 1.
Đâu là loại bồn cầu gây tốn nước hơn? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chuyên gia đưa ra giải thích

Theo các nhà sản xuất và phân phối, mỗi kiêu thiết kế bồn cầu lại có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng trên đặc điểm lượng nước tiêu thụ, loại bồn cầu với nút xả nước, thay vì cần gạt, chiếm ưu thế giúp tiết kiệm hơn.

Cụ thể, bồn cầu xả nước bằng nút ấn thường được chia rõ ràng thành 2 phần là xả nước tiểu và xả nước đại. Từ đó người dùng có thể tuỳ chọn sử dụng dựa trên nhu cầu. Còn ngược lại ở bồn cầu xả nước bằng cần gạt không có chế độ này. Thiết bị sẽ cố định lượng nước xả ra trong một lần sử dụng.

Đâu là loại bồn cầu gây tốn nước hơn? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết- Ảnh 3.

Bồn cầu xả nước nhấn nút thường được chia làm 2 nửa, tương ứng với 2 mức xả nước (Ảnh minh họa)

Lượng nước bồn cầu cần gạt xả ra trong 1 lần được ướt tính khoảng 6-7 lít. Còn với bồn cầu nút ấn, nút ấn nhỏ dao động trong khoảng 3 - 4,5 lít, còn nút ấn lớn dao động từ 5 - 6 lít. Với những người dùng nhu cầu sử dụng nước ít nhưng nhà vệ sinh lại trang bị bồn cầu cần gạt, vô tình gây lãng phí không cần thiết, từ đó tiêu tốn nhiều nước hơn so với khi sử dụng bồn cầu ấn nút.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nói thêm, nếu xét về độ bền thì bồn cầu cần gạt sẽ độ bền lâu dài hơn, dễ dàng thay thế và sửa chữa trong trường hợp thiết bị gặp hỏng hóc. Giá thành của các loại bồn cầu xả theo kiểu ấn nút cũng thường đắt hơn so với bồn cầu cần gạt. Bởi vậy tuỳ vào nhu cầu và điều kiện của gia đình, người dùng nên cân nhắc các ưu, nhược điểm từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.

Đâu là loại bồn cầu gây tốn nước hơn? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết- Ảnh 4.

Bồn cầu cần gạt cho phép xả hết nước trong bể chứa mỗi lần sử dụng (Ảnh minh họa)

Sử dụng bồn cầu để nhà vệ sinh sạch, thơm

1. Đóng nắp bồn cầu khi xả nước

Nhiều nghiên cứu hay các thử nghiệm thực tế cho thấy, khi xả nước bồn cầu, nếu người dùng không đóng nắp bồn cầu, một lượng lớn vi khuẩn có thể được phát tán trong không khí. Chúng có thể chứa trong chính các giọt bắn có kích thước siêu nhỏ, nhỏ đến mức mắt thường con người không thể nhìn thấy được.

Các chuyên gia đã phải sử dụng ánh sáng laser xanh chuyên biệt, chiếu vào từng khu vực trong nhà vệ sinh, đặc biệt là khu vực bồn cầu để nhìn rõ những phân tử này.

Đâu là loại bồn cầu gây tốn nước hơn? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết- Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Kết quả cho thấy, các phân tử nước, giọt bắn mang theo vi khuẩn sau khi được phát tán khi xả nước có thể ra ngoài với tốc độ 2m/s, cao tới 1,5m phía ngay trên bồn cầu trong vòng vài giây. Chúng mang theo vi khuẩn lơ lửng trong không khí, thậm chí bám vào các vật dụng, đồ dùng hay cả cơ thể con người. Từ đó, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là người có sẵn bệnh về đường hô hấp hay những người có sức đề kháng kém.

Chính bởi vậy, sau khi sử dụng xong, ở khâu xả nước, người dùng nên đóng nắp bồn cầu lại.

2. Thường xuyên vệ sinh bồn cầu, nhà vệ sinh

Là vật dụng thường xuyên được sử dụng, đồng nghĩa với đó bồn cầu cũng nên được thường xuyên vệ sinh. Người dùng có thể xây dựng một kế hoạch vệ sinh khu vực này nói riêng hay toàn bộ nhà tắm, nhà vệ sinh nói chung định kỳ. Ví dụ với bồn cầu, tốt nhất nên vệ sinh 2-3 ngày/lần, thậm chí là mỗi ngày; còn với toàn bộ nhà vệ sinh, có thể tổng vệ sinh 1-2 tuần/lần.

Đâu là loại bồn cầu gây tốn nước hơn? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Nhà vệ sinh và bồn cầu lâu ngày không được vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ ấn chứa một lượng vi khuẩn có thể nói là khổng lồ. hững khu vực được khuyến cáo vệ sinh thường xuyên trong nhà vệ sinh có thể kể tới là sàn nhà, khu vực bồn rửa mặt, các loại vòi nước, tay nắm cửa hoặc tấm rèm bồn tắm (nếu có).

Ngoài cọ rửa, làm sạch, người dùng cũng nên giữ cho môi trường, không gian nhà vệ sinh được thông thoáng, khô ráo.

3. Tạo hương thơm tự nhiên

Cuối cùng khi đã sạch sẽ, khô ráo, thì người dùng có thể bổ sung một chút hương thơm nhẹ nhàng, tự nhiên cho nhà vệ sinh, nhà tắm. Có thể sử dụng các loại lọ toả hương, xịt phòng hay tận dụng một số loại chậu cây, bình hoa nhỏ. Hương thơm tự nhiên không chỉ giúp khử mùi hôi khó chịu mà còn giúp người dùng cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày