Dập tắt giếng cổ sâu 17m bốc cháy ngùn ngụt, chuyên gia phát hiện hơn 36.000 vật lạ "xâu thành chuỗi": Báu vật hơn 2.000 năm tuổi cũng bị đánh thức

Ánh Lê, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 21:00 17/02/2025
Chia sẻ

Các chuyên gia Trung Quốc phải mất đến 3 ngày mới có thể khống chế và dập tắt ngọn lửa cao đến vài thước.

Vào cuối những năm 1980, một số nông dân ở thị trấn Lý Gia, huyện Vũ Lăng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, khi đào móng xây nhà đã tìm thấy rất nhiều món đồ bằng đồng và sứ. Khi thông tin này được lan truyền, chính quyền địa phương đã mời các chuyên gia khảo cổ học đến để tiến hành nghiên cứu. Kết quả cho thấy những món đồ tìm thấy đều là những di vật văn hóa rất quý giá của nước Sở vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Vào năm 2002, dự án thủy điện trọng điểm của tỉnh Hồ Nam lại được triển khai ngay tại khu vực này.  Để bảo vệ những di vật văn hóa có thể vẫn đang bị chôn giấu, các chuyên gia khảo cổ lại đến thị trấn Lý Gia để tiếp tục công việc khai quật. Khi đến đây, họ đã phát hiện ra một hố bùn có màu xanh kỳ lạ, dường như không được hình thành tự nhiên. 

Dập tắt giếng cổ sâu 17m bốc cháy ngùn ngụt, chuyên gia phát hiện hơn 36.000 vật lạ "xâu thành chuỗi": Báu vật hơn 2.000 năm tuổi cũng bị đánh thức- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Sohu

Nghi ngờ ở dưới hố bùn có thể có “báu vật”, các chuyên gia đã quyết định dọn sạch nó và phát hiện một cái giếng cổ ẩn nằm sâu bên dưới. Ngay sau đó, một ngọn lửa cao đến vài thước được phun ra từ miệng giếng đã tạo nên cảnh tượng độc nhất vô nhị. Theo các chuyên gia khảo cổ, ngọn lửa này bắt nguồn từ việc trong giếng có rất nhiều rác thải đã dần phân hủy. Theo thời gian, chúng tích tụ thành lớp khí và sẽ tạo ra phản ứng hóa học gây cháy khi tiếp xúc với không khí.

Các chuyên gia sau đó phải mất đến 3 ngày mới có thể dập tắt được ngọn lửa trên và làm sạch lòng giếng. Từ đây, hình dáng ban đầu của giếng cổ cũng được lộ diện. Theo đó, chiếc giếng này sâu khoảng 17m và rộng 4m. Điều đáng nói là khi dọn sạch đất và rác ở trong lòng giếng, đoàn khảo cổ đã phát hiện một số lượng lớn các vật thể được “xâu thành chuỗi”.

Cụ thể, đó là những chiếc thẻ tre được kết lại với nhau tạo thành những trúc thư - loại sách cổ dùng để ghi chép tài liệu trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi làm sạch chúng, các chuyên gia đã tiến hành đếm số lượng và cho biết có hơn 36.000 cuốn trúc thư đã được tìm thấy. Dựa trên các tài liệu đọc được và nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ suy đoán rằng những trúc thư này thuộc về thời nhà Tần ở Trung Quốc. 

Dập tắt giếng cổ sâu 17m bốc cháy ngùn ngụt, chuyên gia phát hiện hơn 36.000 vật lạ "xâu thành chuỗi": Báu vật hơn 2.000 năm tuổi cũng bị đánh thức- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Sohu

Nội dung được ghi trên những cuốn trúc thư này rất phong phú, bao gồm nhiều thông tin quan trọng về hệ thống pháp luật, việc khai hoang đất đai, chuyển hộ khẩu, thờ cúng tổ tiên, giáo dục, y học,... trong thời đại nhà Tần. Những thông tin này rất có ích trong việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Trung Hoa cổ đại.

Chưa dừng lại ở đó, trong lúc đang lau chùi những cuốn trúc thư này, các chuyên gia còn tìm thấy 1 một thanh gỗ đặc biệt dài 22 cm, rộng 4,5 cm. Sau một số bước xác định, họ nhận ra thông tin được ghi trên thanh gỗ này chính là những phép toán. Phát hiện này đã gây chấn động toàn Trung Quốc lúc bấy giờ.

Theo các chuyên gia, đây chính là bảng cửu chương bằng tiếng Hoa cổ nhất, có niên đại hơn 2.000 năm tuổi. Điều này cho thấy ngay từ thời nhà Tần, người dân đã sử dụng những phép toán này để tính toán và dùng cho các mục đích khác trong đời sống. 

Có thể nói, việc tìm thấy những cuốn trúc thư và bảng cửu chương cổ trên được xem là một cột mốc quan trọng đối với cộng đồng khảo cổ học Trung Quốc. Bởi qua quá trình nghiên cứu, những bí mật về lịch sử Trung Hoa mà từ trước đến nay vẫn còn đang bị bỏ ngỏ sẽ dần được các nhà khảo cổ hé lộ.

Theo Sohu 

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày