Đạo đối nhân xử thế của ông hoàng kinh doanh Nhật Bản Kazuo Inamori: "Đừng bao giờ tay không tới nhà ai ăn cơm, khi đi phải mang theo quà!”

Diệu Đan, Theo Phunuso 22:37 24/07/2023
Chia sẻ

Bất kể mối quan hệ là gì, khi cả hai bên cùng có ý thức muốn chia sẻ cho nhau, mối quan hệ mới có thể lâu bền.

01

Không học phép xã giao, lịch sự, khó mà lập thân!

Hiểu phép xã giao, có qua có lại, có như vậy người khác mới cảm nhận được sự tôn trọng của bạn. Đây là phép lịch sự mà một người nên có!

Một lần nọ, tôi cùng một người bạn đến nhà một người bạn chung khác để ăn tối. Tôi nói rằng muốn mua một thứ gì đó đến làm quà, nhưng người bạn đi chung nói không cần, thân nhau quá rồi nên không cần mua gì cả, sao phải khách sáo như vậy!

Trên thực tế, ý tôi là bạn không nhất thiết phải mua những món quà trang trọng như khi đi thăm họ hàng dịp Tết. Nhưng khi đi ăn ở nhà người khác, vì chủ nhà cũng đã bỏ thời gian chuẩn bị để chiêu đãi chúng ta, chúng ta ít nhất cũng nên mang theo một ít nước uống, trái cây hoặc thứ gì đó! Dù sao đó cũng là một bữa tiệc nhỏ, và họ đã vui vẻ chuẩn bị một bàn thức ăn ngon cho chúng ta, nếu không đóng góp, vậy thì làm sao có thể an tâm thưởng thức!

Đạo đối nhân xử thế của ông hoàng kinh doanh Nhật Bản Kazuo Inamori: Đừng bao giờ tay không tới nhà ai ăn cơm, khi đi phải mang theo quà!” - Ảnh 1.

Ông hoàng kinh doanh Nhật Bản Kazuo Inamori.

Bất kể mối quan hệ là gì, khi cả hai bên cùng có ý thức muốn chia sẻ cho nhau, mối quan hệ mới có thể lâu bền. Một mối quan hệ tốt đẹp tới từ cả hai phía, nhưng việc bạn có lịch sự hay không lại tùy thuộc vào bạn.

Khi người khác thích chiêu đãi bạn, nghĩa là họ đối xử chân thành với bạn. Nếu bạn không hồi đáp lại, vậy thì sự chân thành của bạn là gì?

Bạn tới nhà người khác ăn cơm chỉ để cho họ thấy mặt? Hơn nữa, nếu bạn nghĩ tặng quà là quá nhiều, vậy thì bạn có thể chỉ đơn giản là mang theo một vài loại đồ uống mà bạn thích để chia sẻ với mọi người!

Nếu bạn có một mối quan hệ thực sự tốt, bạn không cần phải mang theo bất cứ thứ gì, nhưng ít nhất, nếu ai đó đãi bạn một bữa ăn, bạn cũng nên đãi lại họ một lần, việc này có thể giúp một mối quan hệ duy trì được lâu dài.

Dù là trong mối quan hệ nào đi chăng nữa, nếu chỉ có một phía cho đi, sẽ luôn có một ngày người đó cảm thấy mất cân bằng. Dù có thân thiết tới mấy, khi cảm xúc không được đáp lại, nó hoàn toàn có thể trở nên nguội lạnh.

Với những người mời bạn đến nhà của họ ăn uống, hãy trân trọng họ, bởi lẽ ngôi nhà đó không chỉ có mình họ, mà còn có gia đình của họ.

02

Làm bất cứ chuyện gì cũng cần có cái "độ"

Đạo đối nhân xử thế không dạy chúng ta phải khéo đưa đẩy, nó chỉ là nền tảng đạo đức cơ bản nhất của một người. Nhiều người sẽ nghĩ rằng sự chân thành là điều quan trọng nhất trong giao tiếp. Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng chỉ có chân thành thôi là chưa đủ, cùng là một việc, người hiểu nhân tình thế thái có lẽ còn chân thành hơn bạn.

Tôi có một cô bạn, mỗi lần tới nhà bạn làm khách, cô ấy đều rất nghiêm túc chọn bộ trang phục và đôi giày mình yêu thích nhất, đồng thời chọn một món quà thích hợp với chủ nhà. Cảm giác mà cô ấy đem lại cho mọi người luôn là sự chỉn chu, tinh tế và thoải mái.

Đạo đối nhân xử thế của ông hoàng kinh doanh Nhật Bản Kazuo Inamori: Đừng bao giờ tay không tới nhà ai ăn cơm, khi đi phải mang theo quà!” - Ảnh 2.

Tặng quà là một biểu hiện của thành ý. (Ảnh minh hoạ)

Tất nhiên, cô ấy cũng không phải là kiểu tiểu thư, cô ấy cũng thích nấu ăn, cũng thích mời bạn bè tới thử, hay mang tới chia sẻ với họ. Mỗi lần ăn uống xong đều sẽ cùng mọi người dọn dẹp. Bạn bè xung quanh ai cũng thích làm bạn với cô ấy, cảm giác có cô ấy ở cạnh, họ cũng sẽ học được sự tinh tế từ cô ấy.

Con người ta ai cũng thích ánh mặt trời, ai cũng đều muốn làm bạn với những người ấm áp. Vậy mới nói, bạn chơi mà đúng, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tích cực hơn rất nhiều.

Sự giao tiếp giữa người với người giống như nước sông vậy, có qua có lại, không ngừng lưu động, thì mới có thể duy trì sức sống và trường tồn. Tặng quà là một biểu hiện của thành ý.

Kazuo Inamori đã từng nói: "Đừng bao giờ tay không tới nhà ai ăn cơm hay chơi. Khi đi phải mang theo một món quà nào đó”.

Trên đời không có cái "tình" nào là đương nhiên, bất kể mối quan hệ là gì, chỉ khi xuất phát từ cả hai phía, nó mới có thể lâu bền. Nếu chỉ mãi luôn xuất phát từ một hướng, sẽ luôn có một ngày trái tim cảm thấy mất cân bằng.

Tặng quà, thứ mang tặng là tấm lòng, là sự quan tâm. Quà tặng, không quan trọng ở món quà, mà ở tình cảm, ở thái độ. Dẫu sao thì bạn có tặng hay không người khác cũng không thiếu. Vấn đề là, bạn thông qua việc tặng quà, cho họ thấy thái độ của bạn, cho họ thấy sự cảm kích với những gì họ đã bỏ ra.

(Sohu, Toutiao)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày