Đại học có phải con đường duy nhất để theo đuổi ngành công nghệ thông tin?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 28/08/2021

Công nghệ thông tin (CNTT) đang là ngành nghề vô cùng hot hiện nay với số lượng hồ sơ đăng ký cao thứ 2 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021; tỷ lệ chọi một số trường đạt mức 1:7, tương đương với gần 290.000 sĩ tử đứng trước nguy cơ trượt đại học.

Thế nhưng, liệu đại học có phải con đường duy nhất để thành công trong ngành CNTT?

Đi cùng với sự phát triển thần tốc của thời đại 4.0, công nghệ thông tin đang là một ngành nghề được đánh giá cao nhất hiện nay, được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Một số người lựa chọn CNTT vì đam mê, một số lựa chọn vì đây là "ngành HOT, lương CAO", đảm bảo một tương lai vững chắc. Thế nhưng dù xuất phát từ lý do gì, hầu hết các bậc phụ huynh cũng như các bạn trẻ đều cố gắng lựa chọn Đại học để bắt đầu bước vào ngành nghề này.

Với tỷ lệ chọi cao ngất ngưởng, số lượng thí sinh đăng ký đông, thi cử không phải lúc nào cũng may mắn; vậy đâu là cơ hội cho bạn trong ngành CNTT?

Đại học có phải con đường duy nhất để theo đuổi ngành công nghệ thông tin? - Ảnh 1.

Để thành công trong ngành CNTT, bạn cần những gì?

Ngành CNTT ghi nhận con số kỷ lục những bạn trẻ bắt đầu từ con số 0 - tức là không cần bạn phải hiểu biết trước về IT, không cần quá đam mê công nghệ, không cần giỏi tin học, toán học... bạn vẫn có thể bước vào ngành CNTT và tìm một hướng đi để phát triển.

Đặc thù của ngành CNTT đó là lý thuyết nhiều, nhưng khi làm việc thực tế, doanh nghiệp lại chỉ quan tâm đến thực hành. Đó chính là lý do vì sao 70% sinh viên CNTT ra trường sau 4 năm học lý thuyết vẫn rất khó khăn khi tìm việc - mặc dù nhu cầu tuyển dụng ngành này đang ở mức rất cao! Điều đó cho thấy thực hành là yếu tố quan trọng hàng đầu khi học CNTT.

Nếu nắm vững được lý thuyết, thực hành đáp ứng được nhu cầu, bạn sẽ được các nhà tuyển dụng săn đón với mức lương khởi điểm từ 6,7 - 15 triệu đồng/ tháng - một mức lương khá cao dành cho sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên để thành công thực sự trong ngành CNTT, gia tăng mức lương, thăng tiến trong sự nghiệp sau này, bạn còn cần những yếu tố nào?

Đại học có phải con đường duy nhất để theo đuổi ngành công nghệ thông tin? - Ảnh 2.

- Yếu tố ngôn ngữ: 80% công việc trong ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay là làm việc với các đối tác nước ngoài, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Vì vậy, nếu bạn trang bị được một trong các ngôn ngữ trên, bạn sẽ được trọng dụng trong các dự án Quốc tế, nhận mức lương Quốc tế với nhiều cơ hội rộng mở.

- Kỹ năng cũng là yếu tố không thể thiếu để thành công trong ngành CNTT. Đây là một ngành đặc thù, vừa yêu cầu bạn làm việc cá nhân tốt, vừa yêu cầu cả kỹ năng làm việc nhóm, ngoài ra nếu bạn có thêm các kỹ năng khác như: kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng thuyết trình... bạn sẽ gặt hái được thành công sớm hơn các bạn bè khác.

Đại học không phải con đường duy nhất!

Trong thời buổi ngành CNTT đang thiếu hụt trầm trọng về nhân sự, thì vấn đề bạn xuất thân từ trường đại học nào, bạn có học đại học hay không, được xếp hàng ưu tiên thứ 2.

"Điều mà các nhà tuyển dụng hiện nay và trong khoảng 5 - 10 năm tiếp theo quan tâm nhất ở ứng viên CNTT, đó là khả năng đáp ứng được công việc ngay sau khi ra trường, chứ không phải là bạn có bằng đại học hay không", chị Mạc Thu Trang - Trưởng Phòng Tuyển Dụng Công ty Cổ phần nhân lực quốc tế HRI - một công ty chuyên cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công ty CNTT hàng đầu trên thị trường phát biểu.

Để có được khả năng đáp ứng công việc, sinh viên mất 4 năm đại học, 1-2 năm thực tập và làm việc lấy kinh nghiệm. Nhưng giờ đây, đã có rất nhiều những đơn vị giáo dục khác nhau ngoài hệ Đại học cũng đào tạo ngành CNTT. Với những lợi thế và điểm mạnh riêng, những đơn vị này ngày càng thu hút đông đảo các bạn sinh viên lựa chọn. Thay vì lựa chọn đại học và dành 4 - 5 năm để học cả kiến thức IT lẫn chương trình giáo dục cơ bản như Toán cao cấp, Thể dục… đều là những môn rất dài và vô cùng "khó nhai"; thì Gen Z đã lựa chọn những nơi có thời gian đào tạo ngắn, thực hành nhiều, tập trung vào kiến thức chuyên ngành, sớm được đi làm để khẳng định và phát triển bản thân trên con đường theo đuổi ngành CNTT.

Đại học có phải con đường duy nhất để theo đuổi ngành công nghệ thông tin? - Ảnh 3.

Đại học chưa chắc là con đường tốt nhất và ngắn nhất!

Thế hệ GenZ nói riêng và người Việt Nam nói chung đều có sự thông minh, tư duy, sáng tạo không thua kém bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Vì thế, tập đoàn Công nghệ thông tin VTI đã kết hợp với trường cao đẳng Kagoshima, Nhật Bản - cho ra đời chương trình đào tạo Lập trình viên Việt - Nhật (VTI Education) với sứ mệnh đưa trí tuệ Việt Nam vươn ra cộng đồng quốc tế. VTI đã cố gắng tìm ra con đường ngắn nhất với chi phí thấp nhất để thực hiện điều đó. Thông thường người ta mất 6 - 7 năm cho việc học bao gồm 4 năm đại học và 2 năm học tiếng, thì VTI Education mong muốn rút ngắn thời gian đó xuống chỉ còn 3 hoặc 4 năm thậm chí là nhanh hơn.

Sinh viên sẽ học tiếng Nhật cùng chuyên ngành CNTT tại Việt Nam trong 1,5 năm. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ được cam kết 100% việc làm với mức lương 8 - 15 triệu đồng/tháng tại Việt Nam; hoặc lựa chọn đi du học liên kết tại Nhật Bản trong 2 năm. Sau 2 năm tại Nhật, VTI cũng cam kết việc làm tại Nhật Bản cho các bạn với thu nhập khởi điểm 60-70 triệu đồng/tháng. Ngoài việc nắm chắc các kiến thức và kể mặt lý thuyết và thực hành, sinh viên còn đạt được chứng chỉ JLPT N3-N2. Đây là một lợi thế rất lớn giúp các bạn tự tin đi làm tại các công ty CNTT hàng đầu tại cả Việt Nam lẫn Nhật Bản.

Anh Nguyễn Quyết - CEO VTI Education cũng là nhân sự chuyên môn lâu năm trong ngành - khẳng định "Bằng đại học chắc chắn không phải con đường duy nhất để đi đến thành công trong ngành CNTT". Vì thế hãy đưa ra cho mình sự lựa chọn thông minh và sáng suốt.

Chương trình đào tạo Lập trình viên Việt - Nhật (VTI Education) do Cao đẳng Kagoshima, Nhật Bản liên kết với VTI, vẫn đang liên tục tuyển sinh bằng hình thức xét học bạ; với những mức ưu đãi và học bổng lên tới 100% học phí. Nộp hồ sơ ngay hôm nay, để cùng VTI Education khởi đầu sớm trên hành trình bước đến thành công ngành CNTT!