Là đàn ông, phải biết mình muốn gì
Những người thành công thường là những người phát hiện ra niềm đam mê của mình từ rất sớm. Cậu bé nghèo Công Phượng, ngay từ nhỏ đã gắn bó với quả bóng tròn, năm 12 tuổi đã được tuyển vào Học viện HAGL Arsenal JMG.
Phía sau thành công của Công Phượng bây giờ là cả một hành trình dài nỗ lực
Nguyễn Văn Hùng đã từng gắn bó với Taekwondo và ghi được những thành công đáng nể từ những ngày rất trẻ, được mệnh danh là “Độc cô cầu bại” suốt một thời gian dài với bộ môn này. Nhưng kinh ngạc hơn bởi “tượng đài” Taekwondo này lại đang là gương mặt đình đám trên sân bóng rổ, chính xác hơn là ngôi sao số 1 của bóng rổ Việt Nam, cả về thâm niên, chuyên môn lẫn danh tiếng.
Tương tự như thế Nguyễn Trần Duy Nhất ngay từ 4 tuổi đã bắt đầu được tiếp xúc với võ thuật cổ truyền khi xuất thân trong một gia đình có bố mẹ đều là những võ sư nổi tiếng.
Con đường thành công của những người trẻ theo đuổi lĩnh vực thể thao chắc chắn không thể không trải qua chuỗi ngày của chấn thương, những bài tập căng thẳng và của những ngày đối diện với áp lực khi thành công đến quá sớm. Những thách thức đó, nếu không đủ đam mê, khó lòng Công Phượng, Duy Nhất, Văn Hùng có thể vượt qua để thành công trong thời điểm hiện tại.
“Bất bại” không phải là không “thất bại”
Công chúng thường nhìn thấy những khoảnh khắc vận động viên giành huy chương trên bục vinh quang, những giây phút được báo chí tung hê như những người anh hùng. Nhưng những lúc thất bại, những tháng ngày cay đắng nhất để bước đến đỉnh vinh quang, ngoài chính bản thân của vận động viên, ít ai nhìn thấy và chia sẻ được.
Công Phượng từng có những khoảng thời gian phải ngồi ghế dự bị tại CLB Mito Hollyhock (Nhật Bản) cũng như những ngày khoác áo đội tuyển VN. Chính những chấn thương liên tục đã kéo theo phong độ không ổn định, có một thời gian, Công Phượng đã bị người hâm mộ chỉ trích và bản thân anh rơi vào trạng thái chán nản, nghi ngờ năng lực của bản thân. Nguyễn Trần Duy Nhất nhà vô địch của bộ môn Muay Thái và Nguyễn Văn Hùng ngôi sao số 1 trên sân bóng rổ Việt Nam, được mệnh danh là “độc cô cầu bại” gần như không có đối thủ trên nhiều giải đấu thế giới. Tuy vậy, họ cũng từng trải qua những ngày trên sàn tập với những chấn thương tưởng chừng không thể tiếp tục niềm đam mê của mình.
Với các vận động viên thể thao, những chấn thương luôn là nỗi ám ảnh với họ, bởi nó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc phải từ bỏ nghề nghiệp của mình trong cay đắng. Tuy nhiên còn một thất bại khác cũng thường đến với các vận động viên đó chính là khi họ tham gia những giải đấu thiếu công bằng và bị xử ép phải thua trong “tức tưởi”. Duy Nhất cũng từng tâm sự anh đã bị sốc khi bị xử ép tạ SEA Games 2009 và chỉ đạt được HCB so với bại tướng của mình. Những giây phút thất bại “kiểu” như thế thường rất dễ làm cho vận động viên tự ái và bất đắc chí, không muốn thi đấu.
Thế nên mới thấy, những rào cản, những thất bại dù là chủ quan hay khách quan luôn xảy ra với những nhà vô địch. Tuy nhiên cả Công Phượng, Văn Hùng và Duy Nhất đều chứng minh một mẫu số chung để dẫn đến thành công của họ: Bất bại không phải là không có thất bại, điều quan trọng là chúng ta đứng lên thế nào sau mỗi lần chưa thành công.
Vượt qua những giới hạn của bản thân
Công Phượng có lẽ là người nếm trải những thử thách giới hạn nhiều hơn ai hết khi chỉ ngày hôm trước báo chí tung hô anh như ngôi sao và chỉ ngày hôm sau họ quay sang chỉ trích anh sa sút phong độ một cách tệ hại dẫn đến thất bại của cả đội tuyển. Duy Nhất từng có những ngày đấu tranh giữa việc tiếp tục theo nghiệp Muay Thái hay từ bỏ bởi những chấn thương khủng khiếp từ ống quyển tưởng như không thể tiếp tục làm võ sĩ.
Để đến được đỉnh vinh quang, Duy Nhất đã không ít lần đối mặt với chấn thương nghiêm trọng
Văn Hùng lại là một trường hợp rất đặc biệt trong làng thể thao, bởi ngay khi đang ở phong độ đỉnh cao của bộ môn Taekwondo, anh vẫn chứng tỏ tài năng trên sân bóng rổ và cả một người mẫu đầy tiềm năng. Và ở lĩnh vực nào Văn Hùng cũng đều ghi được những dấu ấn nhất định. Nhưng việc vượt qua giới hạn bản thân khiến công chúng phải thán phục nhìn Văn Hùng chính là khi anh chuyển sang chơi bóng rổ khi đã ở độ tuổi 35 và trở thành một ngôi sao bóng rổ trong đội tuyển quốc gia với những danh hiệu vô địch.
Cựu "độc cô cầu bại" trong môn Taekwondo Nguyễn Văn Hùng gây ngạc nhiên ghi nhiều thành tích trên sân bóng rổ nhà nghề