Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn

Hoàng Việt, Theo Trí Thức Trẻ 06:55 04/02/2017
Chia sẻ

Người ta tin rằng lân, sư, rồng vào nhà là mang đến tài lộc may mắn và hạnh phúc cho gia chủ. Thế nhưng ít ai biết, để có những màn biểu diễn múa đầy sống động sắc màu và thú vị ấy, nghệ sĩ múa lân đã phải trải qua nhiều cực khổ trong luyện tập và cả mưu sinh.

Mỗi năm, vào dịp xuân về tết đến, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức để chào đón năm mới. Trong các loại hình nghệ thuật truyền thống thì múa lân được yêu thích nhất tại khu vực miền Nam. Hình ảnh của lân, sư, rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, và là khơi mở cho những điềm lành trong năm mới.

Tương truyền kể rằng: cách đây gần ba nghìn năm vào lần đầu tiên lân xuất hiện. Mỗi năm nó xuất hiện trên đất liền một lần, bắt người và thú vật ăn thịt, gieo rắc kinh hoàng cho khắp làng xa, xóm gần. Song, một ngày kia, có ông thổ địa xuất hiện, miệng tay cầm linh chi thảo dụ lân đi theo ông. Lạ thay, ăn xong lân thuần tính, quy phục ông địa và biết nhảy múa làm vui cho mọi người. Từ đó trong dân gian truyền tụng: "Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình".

Nghệ thuật múa lân sư rồng đang dần trở thành bộ môn thể thao quen thuộc không còn gò bó theo mùa diễn Tết hoặc lễ hội truyền thống như trước đây. Người ta tin rằng lân sư rồng vào nhà là mang đến tài lộc may mắn và hạnh phúc cho gia chủ. Thế nhưng ít ai biết, để có những màn biểu diễn múa đầy sống động sắc màu và thú vị ấy, nghệ sĩ múa lân đã phải qua nhiều cực khổ trong luyện tập và cả mưu sinh.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Nghệ thuật múa lân từ lâu đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân

Anh Hồ Trần Trung Dũng 18 tuổi, người gốc Sài Gòn là một nghệ sĩ múa lân từ năm 10 tuổi. Khi được hỏi tại sao lại vào nghề sớm đến vậy, chàng trai cười: "Từ nhỏ em sống ở quận 5, khu phố người Hoa, và việc được xem các đoàn lân biểu diễn là điều vô cùng thích thú. Có lẽ từ hồi ấy, tiếng trống lân với em vô cùng mê hoặc, và cứ thế em gắn bó với môn nghệ thuật này lúc nào không hay".

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Anh Hồ Trần Trung Dũng, 18 tuổi trầm tư nghĩ về nghề múa lân của mình.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Đối với chàng trai này, múa lân trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Mỗi dịp lễ các đoàn lân hoạt động nhộn nhịp thì anh vẫn phải làm việc. Dũng bảo mỗi lần thấy các đoàn lân hay tiếng trống lân đi ngang qua là lại vô cùng bứt rứt và khó chịu.

Múa lân trên giàn Mai hoa thung là khó nhất. Vì vậy, người múa lân giỏi cũng phải tập luyện nhiều lần và có sự phối hợp nhịp nhàng của bạn múa. Bởi Mai hoa thung gồm nhiều trụ sắt sắp xếp theo các bài múa, trên mỗi trụ có gắn một tấm sắt chỉ đủ đứng một chân. Mỗi khi tập trên giàn Mai hoa thung phải có đệm lót sàn và người đứng dưới đất hỗ trợ.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Với mỗi nghệ sĩ múa lân, thu nhập thường khá bấp bênh theo thời vụ mỗi dịp lễ tết, thế nên hầu hết đều phải làm thêm nghề khác. Dũng hiện nay làm công việc bán và bê vác cho một cửa hàng bán bao bì ở quận 5.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 5.

Ước mơ của Dũng là xây được cái nhà riêng cho mẹ ở. Do hoạt động nặng và tập múa nhiều nên Dũng ăn tới 6 bữa trong ngày. Anh chàng chia sẻ: "Tiền đi làm rồi ăn uống cũng hết quá nửa anh ơi, vì không ăn thì không đủ sức tập"

Để có một bài múa, điệu nhảy đẹp mắt, người múa phải khổ luyện nhiều tháng, nhiều năm, đổ không ít mồ hôi, nước mắt và thậm chí là máu.

Sau những tháng ngày tập luyện miệt mài, các ngày lễ, tết, đội lân có mặt khắp ngõ xóm để mang niềm vui, sự may mắn cho mọi nhà. Nghệ thuật múa lân sư rồng mang tính đại chúng và có lịch sử riêng với truyền thuyết riêng, nên được công chúng đa phần theo dõi thích thú xen lẫn hồi hộp, nhất là màn múa mai hoa thung hay múa leo cột của rồng, lân. 

Những tiết mục trong nghệ thuật múa lân sư rồng đều mang đậm tính dân gian và trên hết là toát ra không khí sinh hoạt của ngày lễ, hội, mang đến niềm vui tươi, phấn khởi trong những ngày đón xuân về.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 6.

Sau khi đi làm về nhà, Dũng mới có thời gian đi tập cùng đoàn của mình. Mỗi lần tập kéo dài tới tận đêm khuya. Nhưng Dũng bảo không thấy mệt, chỉ thấy vui.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Dũng thường có mặt sớm để dạy các em trẻ học trống. Một nghệ sĩ múa lân phải đa năng, biết đánh trống, cầm chiêng, và có thêm nhiều khả năng khác để biểu diễn trong đoàn. Ngoài múa lân, Dũng còn biểu diễn được công phu chặt gạch và khí công đâm giáo vào yết hầu.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 8.

Với Dũng, lân có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Dũng cho biết: "Em thường rất nâng niu vị trí múa của mình đó là đầu lân, mỗi con lân đều có sự linh thiêng nên em không cho ai chạm vào lân của mình"

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 9.

Thắp hương cúng tổ là hoạt động linh thiêng và bất cứ đoàn lân nào cũng phải thực hiện trước khi biểu diễn. Theo truyền thuyết kể lại, có những đoàn không thắp hương hay nói bậy trong khi mặc đồ lân, lúc biểu diễn Chành (Cột Mai Hoa) biết tự di chuyển để người đó bị hụt hoặc ngã.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 10.

Để có được cái lắc đầu lân, những bước di chuyển nhịp nhàng, điệu nhảy thanh thoát, chính xác, đôi bạn múa phải thuộc các bài và đặc biệt là hiểu ý nhau. Một yếu tố quan trọng là sức khỏe, nhất là người cầm đuôi lân vì phải làm trụ vững chắc cho người cầm đầu lân có thể đứng trên người mình múa. Vì vậy, người múa lân phải học võ để có thế đứng tấn vững chắc.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 11.

Hiện mỗi ngày, đội lân của Dũng tập ít nhất 3 tiếng đồng hồ.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 12.

Bố mẹ Dũng đã rất nhiều lần ngăn cấm và buồn phiền vì cậu con trai vì mê múa lân mà gặp những chấn thương nặng nề. Tuy nhiên điều ấy không hề làm giảm đam mê của chàng trai này. Trong ảnh, Dũng đang đau đớn do bị trật trân khi nhảy trên cột xuống.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Cả năm luyện tập, đến ngày được diễn là lúc mà những nghệ sĩ này cống hiến tất cả những điều mình có. Dũng chia sẻ: "Mỗi lần nghe được tiếng trống, được cầm trên tay chiếc đầu lân, em thấy vô cùng rạo rực và hồi hộp như lần đầu tiên được thầy cho ra sân khấu năm 11 tuổi ở Vũng Tàu"

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 14.

Hai bố con hào hứng đi xem múa lân. Khán giả là những người truyền nhiệt huyết rất nhiều cho đội múa

Cuộc sống mưu sinh vất vả của những chàng nghệ sĩ múa lân trẻ tuổi ở Sài Gòn - Ảnh 15.

Giấc mơ lân của nghệ sĩ múa.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày