Cùng phải chịu thảm họa thiên thạch nhưng vì sao khủng long tuyệt chủng, chim thì không?

J.D, Theo Helino 16:16 26/05/2018
Chia sẻ

Câu trả lời không chỉ là kích cỡ. Vấn đề nằm ở một yếu tố bất ngờ hơn thế nhiều.

Khoảng 66 triệu năm trước, một tảng thiên thạch khổng lồ đã va vào Trái đất, quét sạch đến 3/4 các loài sinh vật trên cả Địa cầu, và khiến khí hậu nóng lên trong suốt 100.000 năm.

Cùng phải chịu thảm họa thiên thạch nhưng vì sao khủng long tuyệt chủng, chim thì không? - Ảnh 1.

Sự kiện ấy đã giết chết khủng long đến những con cuối cùng - ít nhất là theo hiểu biết của khoa học hiện tại. Nhưng câu hỏi là: tại sao các loài chim thì vẫn sống?

Đây là một câu hỏi thực sự đau đầu hơn bạn tưởng. Chim làm tổ trên cây, và ở thời điểm thiên thạch rơi xuống, hỏa hoạn thiêu đốt hầu hết các khu rừng khổng lồ trên thế giới. Và nếu như vậy, rõ ràng các loài chim không thể tồn tại được.

Cùng phải chịu thảm họa thiên thạch nhưng vì sao khủng long tuyệt chủng, chim thì không? - Ảnh 2.

Một nghiên cứu mới đây do các chuyên gia từ ĐH Bath (Anh Quốc) thực hiện đã đưa ra được lý giải cho hiện tượng này. Theo đó, chính xác là chỉ các loài chim không sống trên cây mới tồn tại được thôi. Những con sống sót đều thuộc loài không nhanh nhẹn, sinh sống chủ yếu trên mặt đất. 

Cụ thể, nhà cổ sinh vật học Daniel Field - tác giả nghiên cứu - đã phân tích các mẫu hóa thạch thực vật thời cổ đại. Họ nhận thấy sau thời điểm thiên thạch va chạm, có một lượng lớn than củi được hình thành. Bên trong đó có chứa các bào tử dương xỉ - được cho là thành phần thay thế những khu rừng bị thiêu rụi kia. 

Nhưng quan trọng hơn, họ nhận ra các loài chim sống cùng kỳ với khủng long đều phụ thuộc vào cây cối, trong khi tổ tiên của chim thời hiện đại thì dường như không biết bay. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các loài chim biết bay cũng chết khi thảm họa xảy ra. Rồi khả năng bay lượn, sống dựa vào cây sẽ được tái tiến hóa sau đó trên những họ hàng kém linh hoạt hơn của chúng. 

Đáng chú ý, về cơ bản thì các loài chim vốn là khủng long (trong thời Trias và kỷ Mesozoic từ 225 triệu năm trước). Vì là khủng long, chúng sẽ có những hàm răng sắc nhọn. Tuy nhiên, do nhu cầu giảm thời gian ấp trứng để tồn tại, mà tính trạng này cũng mất đi.

Cùng phải chịu thảm họa thiên thạch nhưng vì sao khủng long tuyệt chủng, chim thì không? - Ảnh 3.

Các loài chim trước kia đều là khủng long (ảnh minh họa)

"Ngày nay, chim chóc là một trong những lớp đa dạng nhất trong nhóm động vật có xương sống - với 11.000 loài trên toàn thế giới" - Field cho biết.

"Nhưng chỉ có một số ít các loài chim sống sót khi thảm họa diệt chủng 66 triệu năm trước xảy ra, và tất cả các loài chim hiện nay đều được phân nhanh từ chúng".

Nghiên cứu nhận được sự đồng tình của giới chuyên gia, nhưng cũng không ít ý kiến phản đối. Theo Alan Cooper - nhà nghiên cứu về tiến hóa, thì lịch sử chưa chắc đã đơn giản như những gì được viết ra. Không có gì đảm bảo mọi loài chim biết bay đều tuyệt diệt, cũng như các yếu tố khác không gây ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của chim. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.

Tham khảo: Science Alert, IFL Science
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày