Linh là một bạn gái tuổi 18, thuộc thế hệ Z, năng động và cá tính. Linh có niềm đam mê đặc biệt với nhiếp ảnh. Chỉ với chiếc smartphone, Linh có thể cho ra đời rất nhiều bức ảnh đẹp, thu hút hàng nghìn like trên mạng. Linh có thể xem là một nhân vật khá điển hình của gen Z, độc lập và bản lĩnh. Tuy nhiên, cô nàng vẫn không thể nhận được “cái like” từ chính mẹ của mình.
Mẹ Linh cũng như bao bậc phụ huynh khác, vẫn thường “cằn nhằn” không hiểu điện thoại có gì thu hút mà con mình chỉ cắm mặt vào màn hình, chẳng để tâm đến xung quanh. Dù là đang cùng mẹ, Linh cũng chỉ tập trung vào điện thoại, mải mê chụp hình, sửa ảnh.
Rõ ràng, câu chuyện này xuất hiện trong hầu hết các gia đình hiện nay. Chiếc smartphone vẫn thường bị cho là “thủ phạm” gây ra những xung đột giữa bố mẹ và con cái, giữa những thế hệ trong cùng một gia đình. Với trường hợp của Linh, cao trào của những mâu thuẫn này là khi cô bạn muốn theo học nhiếp ảnh chuyên nghiệp, thay vì thi vào một trường đại học tiếng tăm như mẹ mong muốn. Mẹ Linh đã chỉ muốn hét lên rằng: “Đáng nhẽ mẹ không nên cho con dùng điện thoại, để con suốt ngày ảo tưởng trong cái màn hình đấy...”.
Thế nhưng, có phải điện thoại chính là nguyên nhân khiến giới trẻ ngày nay xa rời thực tế?
Câu chuyện của Linh đã được OPPO “giải quyết” với các cú “flash back” để giúp cả hai mẹ con cùng nhìn thấy những điều đã diễn ra ở một góc nhìn khác, để sự thấu hiểu được nhen lên. Đó là khi Linh vì tự ái với mẹ, bỏ điện thoại ở nhà. Một buổi tối không điện thoại, chỉ nhìn mọi thứ qua đôi mắt, capture mọi khoảnh khắc thông qua đôi mắt “xanh”, để quan sát nhiều hơn và hiểu ra tấm lòng mẹ thương mình đến nhường nào khi nghĩ về sự ân cần và nụ cười của mẹ...
Mẹ Linh cũng bắt đầu hiểu con hơn khi thử bước vào thế giới của con, để thấy rằng mọi thứ không hề ảo như bà vẫn tưởng. Bà phải đồng ý rằng, con mình có đam mê, có lộ trình cho ước mơ thành hiện thực và con luôn kết nối với cuộc sống thực qua những mối quan hệ và tình cảm rất chân thành. Con, đã thật sự trưởng thành hơn mình ngày xưa rất nhiều.
Những bất đồng tưởng chừng không thể hòa giải, hóa ra lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng khi ta nhìn sự việc một cách khác đi, bằng lăng kính của đôi mắt, của tâm hồn. Cũng giống như khi mạnh dạn “đổi góc máy”, bạn sẽ có những bức ảnh thật mới mẻ và độc đáo thì khi đổi góc nhìn, chúng ta sẽ thấu hiểu nhau nhiều hơn.
Đoạn video khép lại đầy nhân văn khi mẹ Linh tìm đến quán café con gái và mẹ từng ngồi. Thật đúng là yêu thương dẫn lối, Linh đã ở đó, bạn và mẹ đã thực sự tìm được tiếng nói chung bởi vì Linh là hạnh phúc của cuộc đời mẹ, cũng như mẹ chính là nguồn cảm hứng của Linh trong việc bắt trọn mọi khoảnh khắc chân thực.
Một cách trực quan, nếu bạn thường xuyên chụp ảnh bằng những ứng dụng thông thường, sao không thử áp dụng những công nghệ chụp ảnh tiên tiến hơn? Nếu bạn đã biết đến quy tắc “một phần ba” khi chụp ảnh, sao bạn không thử chọn một điểm nhấn khác biệt hơn? Đổi góc máy, bạn sẽ có những bức ảnh khác biệt và mới mẻ. Đổi góc nhìn, có khi bạn sẽ tìm thấy những điều trót bỏ lỡ trong cuộc sống…
Câu chuyện của Linh, bắt đầu như mọi câu chuyện xảy ra nhan nhản trong các gia đình hiện đại, nhất là thời buổi không thể thiếu smartphone như hiện nay. Tuy nhiên, cách giải quyết và cái kết mà OPPO lựa chọn để truyền tải đến người xem lại mang đến một cảm giác rất nhẹ nhàng và nhân văn. Đó cũng là lí do OPPO đã đồng hành cùng chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế? và những chương trình về gia đình suốt nhiều năm qua. Smartphone, nếu được dùng thông minh và thấu hiểu lẫn nhau, thì vai trò gắn kết của nó mới là giá trị nhân bản, vĩnh cửu.
Video của OPPO trong Góc Nhìn GENZ hơn cả một lời cảm ơn vì sự kết nối với cuộc đời, kết nối với con người, kết nối với đam mê và yêu thương sâu thẳm của chính mỗi người.