Nuôi cá trong bốt điện thoại công cộng
Ý tưởng cực dị chỉ có ở Nhật Bản
Khi mà thời đại smartphone và việc sử dụng điện thoại di động trở nên phổ biến ở Nhật Bản, những bốt điện thoại công cộng bỗng chốc trở nên đìu hiu, hoang sơ và xuống cấp vì ít người sử dụng. Thay vì phá bỏ chúng, người dân Osaka đã cải tạo, và biến những công trình này trở thành những bể cá vàng cực kỳ bắt mắt.
Chúng không chỉ trở thành một biểu tượng của thành phố, mà còn mang những ý nghĩa khá tươi đẹp, khi cá vàng vốn tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc trong văn hóa của người Nhật Bản.
Đôi đũa làm mát
Bạn gặp nhiều khó khăn khi phải chờ đợi các món đồ ăn trở nên bớt nóng hổi trước khi đưa vào miệng. Hay đơn giản và gần gũi hơn, làm sao có thể tiêu hóa mỳ ăn liền một cách nhanh nhất, ngay khi chúng vừa được vớt ra từ nồi nước sôi.
Đôi đũa làm mát siêu tiện lợi cho những tín đồ cuồng mỳ ăn liền
Hãy đến ngay với các phát minh của người Nhật, mà ở đây đơn giản là đôi đũa giảm nhiệt. Với một chiếc quạt mini được gắn tinh tế vào chiếc đũa, chắc chắn người dùng sẽ có thể thoải mái hưởng thụ tô mỳ như trong ảnh, thay vì vừa xì xụp vừa mất công thổi như bình thường. Dị, độc mà vẫn hiệu quả phải không nào.
Cà vạt kết hợp ô – tiện ích 2 trong 1
Người Nhật rất hay sử dụng các phương tiện công cộng để vận chuyển, thế nên, chiếc ô đối với họ là vật bất ly thân. Đối với những quý ông làm công sở cũng vậy, gần như ai cũng trang bị cho mình một chiếc ô mỗi khi ra khỏi nhà.
Tiện ích 2 trong 1, nhưng đừng bao giờ bung áo vest ra nhé
Nhưng cứ cầm theo ô mãi thì mệt lắm, tại sao không tìm cách tối giản đồ đạc phải mang theo nhỉ. Và ở đây, người Nhật đơn giản là nhìn chiếc ô, và hình dung tới một chiếc cà vạt của người đeo. Đơn giản và dễ hiểu, một chiếc cà vạt có công dụng như ô, hoặc một chiếc ô nhìn giống và được sử dụng như cà vạt đã ra đời.
Phễu nhỏ mắt
Tiết kiệm là một đức tính cực tốt của người Nhật, nhưng đôi khi, có vẻ như họ thể hiện đức tính này một cách hơi thái quá thì phải.
Sản phẩm này kỳ cục nhiều hơn là hữu dụng
Cụ thể, với sản phẩm phễu nhỏ mắt kể trên, người dùng có thể đảm bảo 100% lượng thuốc nhỏ mắt của họ sẽ không bị lãng phí, bị rơi rớt ra ngoài trong mỗi lần sử dụng. Nhìn chung, mục đích của sản phẩm thì tốt đấy, nhưng chắc chẳng có ai ham dùng đâu, vì nó quá bất tiện đi mà và thật ra thì nhìn cũng hơi dị nữa.
Bật lửa thân thiện với môi trường ở Nhật Bản
Nghe thôi bạn đã thấy có sự vô lý phải không. Tác dụng chính của bật lửa thường được người dùng hướng tới nhiều nhất là để châm thuốc. Mà một khi đã dùng để châm thuốc, thì sản phẩm này chắc chắn phải mang hại cho môi trường nhiều hơn chứ. Nhưng nếu nhìn nhận kỹ hơn, bản thân chiếc bật lửa không có tội, tùy theo người dùng nó nữa mà.
Chiếc bật lửa có phần trái khoáy của người Nhật
Còn việc thân thiện với môi trường của chiếc bật lửa này, có lẽ chỉ đơn giản nằm ở chỗ nó sử dụng năng lượng mặt trời, thay vì phải đổ xăng hay gas như các loại bật lửa thông thường.
Biến thói quen của trẻ thành công cụ lau nhà hiệu quả
Đơn giản, người Nhật đã gắn lên những bộ quần áo của con trẻ, hay thậm chí là chó mèo những chiếc giẻ lau nhà nhỏ gọn, có tua rua và phù hợp để lau dọn nhà cửa.
Tận dụng thói quen con trẻ để lau nhà là ý tưởng khá được
Để rồi cứ mỗi hoạt động của chúng, sàn nhà của bạn cũng sẽ được cải thiện phần nào, có xu hướng sạch và ít bụi hơn sau mỗi lần quét.