Cung điện Trung Hoa xưa thường dựng tượng quái thú trên mái nhà, ý nghĩa là gì?

Hương.H, Theo Trí Thức Trẻ 23:05 02/09/2019
Chia sẻ

Chúng được gọi chung bằng cái tên “Ốc Tích Thú" nhưng mỗi loài lại mang một sức mạnh riêng biệt.

Cố cung - nơi quy tụ tinh hoa kiến trúc của Trung Hoa là địa điểm tham quan nổi tiếng thế giới. Du khách tới đây tham quan thường bị choáng ngợp bởi số lượng cung điện dày đặc cùng những chi tiết được chạm trổ hết sức công phu. Một số du khách tinh ý còn phát hiện ra, trên phần mái của các cung điện có tượng của một số loài động vật lạ. Những bức tượng này được xếp thành hàng ngay ngắn, mặt hướng ra phía ngoài điện.

Cung điện Trung Hoa xưa thường dựng tượng quái thú trên mái nhà, ý nghĩa là gì? - Ảnh 1.

Trong văn hóa Trung Hoa, chúng được gọi là “Ốc Tích Thú” - nghĩa là loài thú trên mái nhà. Thứ tự sắp đặt của chúng nhìn có vẻ rất lộn xộn, không có trật tự nhưng thực ra lại phải tuân theo quy định phân cấp nghiêm ngặt. Cung điện có vai vế càng cao thì số lượng Ốc Tích Thú trên mái nhà sẽ càng nhiều, tối đa là 10 con. Khắp Trung Quốc chỉ có một tòa kiến trúc có 10 Ốc Tích Thú, đó là điện Thái Hòa của Cố Cung. Điện này còn có tên gọi khác là điện Kim Loan, là nơi hoàng đế cử hành đại lễ đăng cơ xưa kia. Nơi này đại diện cho quyền uy tối cao của hoàng gia.

Cung điện Trung Hoa xưa thường dựng tượng quái thú trên mái nhà, ý nghĩa là gì? - Ảnh 2.

Lại nói về Ốc Tích Thú, thứ tự sắp xếp của chúng được tuân theo quy định nghiêm ngặt. Thứ tự thông thường như sau: long, phụng, sư tử, thiên mã, hải mã, nghê, hạp ngư, đẩu ngưu, hải trãi, hành thập.

Trong đó, long tượng trưng cho thiên tử, phụng tượng trưng cho bậc thánh đức. Đặt phụng trên mái nhà là để chứng tỏ địa vị tôn quý, chí cao vô thượng của đế vương thời phong kiến.

Sư tử thì đại diện cho sự dũng mãnh, uy nghiêm. Thiên mã và hải mã là hóa thân của điềm lành trong thần thoại Trung Quốc cổ đại. Nghê là loài thích khói lửa nên thường xuất hiện trên lư hương, nuốt khói nhả sương, phù hộ cho con người. Hạp ngư trong truyền thuyết là một loài dị thú của biển. Nó có thể phun trụ nước, biết hô mưa gọi gió, dập lửa và phòng ngừa hỏa hoạn. Hải trãi là loài mãnh thú trong truyền thuyết Trung Hoa cổ đại, cùng loại với sư tử. Đầu nó có sừng nhọn, tục gọi là độc giác thú (thú một sừng). Truyền thuyết kể rằng nó có trí tuệ rất cao, hiểu được tiếng người và biết rõ tính người. Vì rất giỏi phân biệt thị phi, đúng sai nên nó có sức mạnh vô biên. Các pháp quan thời cổ đại từng đội mão hình hải trãi, tượng trưng cho sự công chính, liêm khiết, ngoài ra còn mang ý nghĩa trấn tà. 

Cung điện Trung Hoa xưa thường dựng tượng quái thú trên mái nhà, ý nghĩa là gì? - Ảnh 3.

Đẩu ngưu trong truyền thuyết là một loài cù long (rồng có sừng). Nó là vật tránh tà, có thể trừ họa, dập lửa.

Cung điện Trung Hoa xưa thường dựng tượng quái thú trên mái nhà, ý nghĩa là gì? - Ảnh 4.

Hành thập xếp cuối cùng trong 10 Ốc Tích Thú. Nó có hình dạng rất đặc biệt, miệng nhọn, mặt khỉ và có cánh, tay cầm kim cang bảo chử (chùy kim cang). Truyền thuyết kể rằng bảo chử có khả năng giáng ma, rất giống với truyền thuyết về thần sấm. Nó vừa tượng trưng cho khả năng ngừa sấm, vừa là loài thú cuối cùng trên “Ốc Tích’. 

Ngoài 10 loài Ốc Tích Thú, ở phần rìa ngoài cùng của mái nhà còn có tượng tiên nhân cưỡi phụng. Có người nói đây là Tề Mẫn Vương - con trai của Tề Tuyên Vương thời Chiến Quốc. Sau khi kế vị, Tề Mẫn Vương vô cùng kiêu ngạo, tự cao tự đại và vô cùng hiếu chiến. Điều này dẫn đến bất hòa với các thần tử, kết thù trong ngoài. Cuối cùng, Tề Mẫn Vương phải tháo chạy vì bị 5 nước cùng đem quân đánh dẹp. Trong lúc Tề Mẫn Vương sắp lâm vào đường cùng, một con phượng hoàng liền bay tới, Tề Mẫn Vương cưới lên lưng nó bay qua sông lớn và sống sót. Vì vậy, tượng tiên nhân cưỡi phụng trên mái nhà mang ngụ ý “gặp dữ hóa lành”. 

Cung điện Trung Hoa xưa thường dựng tượng quái thú trên mái nhà, ý nghĩa là gì? - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, cũng có một truyền thuyết dân gian khác nói rằng đây là cậu của Khương Tử Nha - danh tướng vĩ đại trong thời nhà Chu. Người cậu này muốn dựa dẫm để sống đời quyền quý, nhưng Khương Tử Nha đã nhận ra ý đồ của hắn và biết rõ tài năng của hắn có hạn. Vì vậy, Khương Tử Nha đã nói rằng chức quan hiện tại đã đủ cao, nếu trèo cao hơn nữa sẽ bị ngã. Sau này, người đời đặt tượng của hắn ở mép rìa để ám chỉ sự “đường cùng”. 

Nguồn: baidu 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày