Cùng Chan La Cà nghe chuyện về những người mẹ gạt bỏ trải nghiệm riêng để thấy có những phụ nữ chỉ mới sống như "1 nửa bông hồng"

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 12/03/2020

Cô Út “dâu tằm”, chị Muội, cô Chi… họ đều sống hết mình vì bổn phận, chăm lo chồng con. Nhưng dường như niềm vui sống ấy vẫn chưa trọn vẹn!

Không chỉ rong ruổi khắp chốn để ghi lại khung hình tuyệt đẹp về những nơi mình đi qua, Chan La Cà còn là một "travel storyteller" đích thực. Đằng sau mỗi shot ảnh lung linh của vlogger du lịch này là những câu chuyện, nỗi niềm chất chứa khiến mỗi chúng ta phải suy nghĩ. Mới đây, chàng trai trẻ này lại tiếp tục khơi gợi nhiều chiêm nghiệm với bộ ảnh ghi lại tâm sự của các bà, các mẹ.

Cùng Chan La Cà nghe chuyện về những người mẹ gạt bỏ trải nghiệm riêng để thấy có những phụ nữ chỉ mới sống như 1 nửa bông hồng - Ảnh 1.

Chuyện về những người phụ nữ tần tảo, hết mình vì cháu con

Theo chân Chan La Cà, chúng ta sẽ được nghe những câu chuyện rất thật, chân thành và hồn nhiên nhưng cũng khiến ta cay mắt vì thương cảm.

Đó là tâm sự của cô Út "Dâu tằm" dù rất hay cười nhưng lại tự nhận "cuộc đời buồn lắm". Cô thích làm thợ may nhưng vì khó khăn phải phụ mẹ buôn bán nên đành bỏ, gác lại đam mê đó tới tận bây giờ khi cháu nội đã 22 tuổi. Đó là những lời trải lòng hồn nhiên của chị Muội. Chị biết "hồi đó học hành tới nơi tới chốn cái giờ mình khác" nhưng rồi đến giờ chỉ mong "có đồng ra đồng vô về nhà lo chồng con chứ không có mơ gì cao xa hết trơn".

Cùng Chan La Cà nghe chuyện về những người mẹ gạt bỏ trải nghiệm riêng để thấy có những phụ nữ chỉ mới sống như 1 nửa bông hồng - Ảnh 2.

Cô Út "dâu tằm" cả đời vất vả lo toan cho gia đình.

Cô Chi (Bến Tre) thậm chí còn chẳng có một mơ ước gì. Cả đời cô toàn là những tâm tư gửi gắm cho gia đình, mong cháu con khoẻ mạnh, thành đạt, tuyệt nhiên không có một ý niệm nào cho bản thân…

Những câu chuyện giản dị nhưng thật gần gũi ấy đã dấy lên biết bao cung bậc cảm xúc nơi cộng đồng mạng. Một bạn có nickname H.N ca ngợi: "Những bức ảnh giản dị mà chứa những tâm hồn đẹp", còn bạn N.N thì cảm thấy mình thêm "yêu các mẹ" bội phần. Và dường như ai cũng trăn trở, phải chăng các bà, các mẹ vẫn chưa sống thực sự trọn vẹn?

Cùng Chan La Cà nghe chuyện về những người mẹ gạt bỏ trải nghiệm riêng để thấy có những phụ nữ chỉ mới sống như 1 nửa bông hồng - Ảnh 3.

Cô Chi còn chẳng có một mơ ước gì.

Phụ nữ ơi, hãy dành một khoảng không cho trải nghiệm!

Xuyên suốt những cuộc trò chuyện ngắn ngủi ấy, chúng ta nhận thấy, tất cả những người mẹ mà Chan La Cà gặp đều là hình mẫu quen thuộc của phụ nữ Việt Nam: vất vả, tần tảo mỗi ngày để làm tròn bổn phận, thiên chức của mình. Cô Nga bán hải sản, 25 tuổi đã lao lực nên đành gạt bỏ đam mê nghề thợ may để tập trung chăm lo cho chồng, con. Chị Muội quanh năm ngày tháng làm việc trên đồng ruộng đến độ da chỗ trắng, chỗ đen... Nhưng chẳng ai trong số họ màng đến bản thân, mà chỉ một lòng, một dạ vun vén cho gia đình.

Cùng Chan La Cà nghe chuyện về những người mẹ gạt bỏ trải nghiệm riêng để thấy có những phụ nữ chỉ mới sống như 1 nửa bông hồng - Ảnh 4.

Chị Muội quanh năm làm việc trên đồng ruộng.

Họ có hạnh phúc không? Có chứ! Vì trong từng câu, từng chữ, từng lời kể về chồng, con, cháu, họ vẫn cười, vẫn vui, nhất là khi con cái lớn khôn, thành đạt. Nhưng dường như, Chan La Cà vẫn cảm nhận: "Phảng phất đâu đó trong lời họ kể, hình ảnh của mẹ mình trong đó, một người phụ nữ tảo tần, cam chịu và hy sinh rất nhiều cho chồng, con"…

Và hẳn là họ sẽ hạnh phúc, vui vẻ hơn rất nhiều nếu bên cạnh những bổn phận, họ còn được trải nghiệm, đúng như những gì Chan La Cà liên tưởng về mẹ mình. Là người hát rất hay, từng mơ ước làm ca sĩ đoàn văn công nhưng rồi mẹ của Chan lại trở về dưới mái nhà, để đều đặn thức dậy từ 3h30 mỗi sáng bán bánh mì ngoài chợ, nuôi con ăn học.

Cùng Chan La Cà nghe chuyện về những người mẹ gạt bỏ trải nghiệm riêng để thấy có những phụ nữ chỉ mới sống như 1 nửa bông hồng - Ảnh 5.

Chỉ sống với bổn phận, dường như phụ nữ mới là 1 nửa bông hồng.

Chỉ đến khi mẹ Chan được quay lại tập văn nghệ trong thôn, cầm nón múa hát, chàng vlogger du lịch mới thấy niềm vui, niềm hạnh phúc ánh lên trong mắt mẹ, để rồi càng thêm thương mẹ vô cùng "vì phụ nữ sinh ra với thiên chức làm mẹ, nhiều khi cả đời lo lắng cho chồng con nhưng lại quên đi giấc mơ của chính mình", giống như bông hồng mới chỉ có một nửa, không toàn vẹn.

Những suy tư, chiêm nghiệm của Chan La Cà cũng là trăn trở của rất nhiều người con khi nghĩ về mẹ mình, và tôi nghĩ bạn cũng không phải ngoại lệ. Khi còn là một cô gái trẻ, chắc hẳn mẹ chúng mình cũng từng có rất nhiều hoài bão, muốn được trải nghiệm. Nhưng rồi giờ đây, họ về dưới mái nhà, với guồng xoáy lặp đi lặp lại mỗi ngày: Nấu cơm, dọn nhà, chăm sóc con cái…

Cùng Chan La Cà nghe chuyện về những người mẹ gạt bỏ trải nghiệm riêng để thấy có những phụ nữ chỉ mới sống như 1 nửa bông hồng - Ảnh 6.

Nhưng tôi tin rằng trong sâu thẳm, bất cứ ai cũng đều muốn sống trọn vẹn như những bông hoa hồng nở rộ, chứ chẳng muốn "gói ghém, cất đi" bất cứ nửa nào. Vậy thì phụ nữ ơi, xin đừng để khoảng trời của mình chỉ toàn là bổn phận và những hy sinh vì người khác, mà hãy dành lại một nửa cho những ước mơ, trải nghiệm của bản thân.

Bởi vì thời đại giờ đã khác xưa, tất cả đều thôi thúc và truyền cảm hứng cho người phụ nữ sống trọn vẹn hơn, vậy thì chẳng có lý do gì phái đẹp không sống trọn vai mình, bên cạnh vai mẹ!

Cùng Chan La Cà nghe chuyện về những người mẹ gạt bỏ trải nghiệm riêng để thấy có những phụ nữ chỉ mới sống như 1 nửa bông hồng - Ảnh 7.


"Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ" là thông điệp mà OMO Matic muốn gửi đến những người phụ nữ trong ngày 8/3, từ đó truyền cảm hứng cho phái đẹp trải nghiệm nhiều hơn, bên cạnh việc chu toàn bổn phận, thiên chức.

Để kêu gọi sự đồng hành của những người mẹ, ông bố, người con trong hành trình "Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ", OMO Matic đã dựng một bức tượng mang thông điệp ý nghĩa này. Bức tượng đã xuất hiện tại Hà Nội (tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – Hàm Cá Mập) trong sáng ngày 28/2, tại Đà Nẵng (tượng Mẹ Âu Cơ) ngày 3/3 và tại Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM vào ngày 6/3.

Tìm hiểu thêm về chương trình tại: https://www.facebook.com/OMOVietnam/