Hãy thử tưởng tượng vào một buổi sáng đẹp trời sau khi thức dậy, bạn không thấy chiếc smartphone của mình ở đâu, có thể nó chỉ đang lẫn lộn dưới gối, trong mền hoặc bỏ quên trong túi áo trước khi ngủ... nhưng chắc hẳn rất nhiều người sẽ nhất thời có cảm giác lo lắng.
Thật vậy, sống trong thế kỷ 21, con người dường như đã và đang quá phụ thuộc vào smartphone, từ những hành động rất bình thường, như tính cộng trừ trên những con số quá đơn giản cho tới những kinh nghiệm mang tính sống còn, xác định phương hướng và tìm đường. Do đó, các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý đã lên tiếng báo động về vấn nạn này, khuyên mỗi người hãy dành thời gian tìm lại đời sống thực càng sớm càng tốt, đừng để đến một ngày không có smartphone thì bỗng trở nên vô dụng.
Như bên dưới là 9 tình huống mà đáng lẽ con người hoàn toàn có thể làm được không cần tới smartphone, nhưng vì quá lạm dụng smartphone trong quá khứ nên lúc gặp chuyện bạn sẽ phải lúng túng giải quyết.
1. Tìm đường đi
Để đi đến một địa chỉ cụ thể, bạn chỉ việc tra trên Google Maps, rồi lần theo đó mà đi, nhưng nếu không có smartphone cũng như các thiết bị công nghệ nói chung, bạn sẽ làm sao? Có thể bạn vẫn tìm được đường về nhà, nhưng nó khá gian nan, trong khi trước kia con người xác định phương hướng và tìm đường đi rất tốt.
Quá lạm dụng vào smartphone có thể khiến bạn lênh đênh không lối về. 2. "Tự sướng" nhờ smartphoneCầm trên tay một chiếc smartphone, nhiều người sẽ tự soi chính mình trên đó, như hành động chụp ảnh “tự sướng” chẳng hạn. Hãy tập rời xa thói quen này, bởi bạn sẽ hụt hẫng lắm nếu một ngày không còn smartphone để tiếp tục hành động theo thói quen.
Hãy bớt "tự sướng" vì nó sẽ hình thành thói quen và ngày càng ăn sâu. 3. Nhớ số điện thoạiBộ nhớ của smartphone khá lớn, đủ lưu trữ gần như vô hạn số điện thoại, đây là một con dao hai lưỡi với người dùng. Không nhắc tới những số điện thoại rất khó nhớ, còn đó không ít số điện thoại đẹp, dễ nhớ. Vậy tại sao không tạo cơ hội cho bộ não được làm việc để ghi nhớ vài con số như vậy.
Lưu số điện thoại trên bộ nhớ của smartphone là một cách chuyên nghiệp nhưng... hãy học thuộc vài số điện thoại quan trọng nhé! 4. Theo dõi thời tiếtMột lời khuyên đơn giản là bạn hãy bước ra ngoài trời để trực tiếp kiểm tra tình trạng thời tiết thay vì bật smartphone và vào mục “Weather”. Nếu trời quá nắng nóng, bạn cần trú nóng thì không sao nhưng khi trời trong xanh mát mẻ, thậm chí biết đâu lại có tuyết rơi như đang xảy ra ở Sapa thì bạn đã bỏ lỡ một cơ hội quý giá đấy.
Hãy tự mình cảm nhận khí trời thay vì nhìn qua màn hình smartphone. 5. Kiểm tra lại tiền trên hóa đơnKhi xem hóa đơn ăn uống tại một nhà hàng, nhiều người bật điện thoại lên để cộng kiểm tra lại, ngay cả khi chỉ có một vài món đồ nhỏ nhặt. Tốt hơn hết bạn hãy rèn luyện lại khả năng tính nhẩm, tính nhanh bằng cách đừng lạm dụng smartphone nữa.
Với những con số quá đơn giản thì hãy cho bộ não có cơ hội được hoạt động. 6. Nhờ smartphone phát âm báo đánh thứcNếu không có smartphone, không có âm báo mỗi sáng thì bạn sẽ thức dậy ra sao? Tự lấy lại đồng hồ sinh học cho mình để đi ngủ và thức giấc đúng giờ là giải pháp rất đáng quan tâm. Chưa kể, việc thức giấc theo thói quen tự nhiên còn giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn nỗi ức chế khi bị đánh thức bởi âm báo inh ỏi.
Bạn có thể tự thức giấc mà không cần hẹn giờ với âm báo inh ỏi? 7. "Buôn dưa" về chủ đề smartphoneKhi không còn chủ đề hoặc không biết nói chuyện gì với nhau nữa, bạn có thường đưa chủ đề “smartphone” vào không? Đừng để smartphone chiếm lĩnh bộ não của bạn ở mọi lúc mọi nơi như vậy, bằng cách sáng tạo nhiều chủ đề hơn, tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hơn.
Smartphone là chủ đề "chữa cháy" trong các cuộc trò chuyện... không có gì để nói. 8. Đọc ngoại ngữPhiên âm và đọc một từ Tiếng Anh thường được thực hiện thông qua một chiếc smartphone, nhưng đó rõ ràng là một kiến thức nền tảng của môn ngoại ngữ mà mỗi người phải tự trang bị. Thực tế, chỉ cần hiểu được cách phiên âm của từ thì đã có thể đọc được từ đó mà không cần smartphone.
Muốn nhớ lâu, hãy học Tiếng Anh bằng cách viết tay. 9. Ghi chú mọi thứ trên smartphoneCây bút để ở đâu, cuốn sách đang ở nơi nào, ngày mai sẽ làm gì... đều có thể được lưu trữ trên smartphone để gợi nhớ nhanh chóng và chính xác, nhưng lạm dụng quá thì không tốt tí nào. Hãy tập thói quen viết tay ra “sticker” chẳng hạn.
Đôi lúc hãy tự ghi nhớ một số điều quan trọng thay vì cứ giao cho smartphone.