Cộng đồng chung tay giúp đỡ cặp vợ chồng "ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng"

Thu Hường, Theo Thời Đại 08:00 03/06/2017
Chia sẻ

Nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ, bữa cơm của vợ chồng ông Tài - bà Đầm đã đầy đủ hơn. Theo ông Tài, số gạo, mì tôm mà cộng đồng giúp đỡ đủ cho họ ăn cả năm không hết và ông muốn nhắn gửi mọi người xin đừng mang gạo hay đồ ăn đến tặng nữa.

"Nhờ cộng đồng, bữa ăn của vợ chồng tôi đã sung túc hơn"

Mới đây, câu chuyện về hoàn cảnh khốn khó của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tài (78 tuổi) và bà Nguyễn Thị Đầm (79 tuổi) được đăng tải trên một số trang báo và chia sẻ trên MXH đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Clip: Cuộc sống mới của vợ chồng ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng. Thực hiện: Kingpro.

Có lẽ, ngay ở Hà Nội, chuyện về bữa cơm của 2 người mà chỉ có 5.000 đồng khiến nhiều người phải giật mình. Ở thôn Đồng Lư (xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội), nơi vợ chồng ông bà sinh sống, ai nấy đều thương và cảm thông cho hoàn cảnh khốn khó của họ. Người dân trong vùng gọi vợ chồng ông bà là "hộ nghèo bền vững" nhất của thôn vì bao nhiêu năm qua, cuộc sống ông bà ngày càng khó khăn.

Tuổi già neo đơn, tuy có con trai, con dâu và các cháu ở sát vách nhưng ông bà lại không nương nhờ được. Với khoản trợ cấp hộ nghèo 700.000 đồng/tháng cho 2 người, họ phải tính toán, chi tiêu sao cho tằn tiện nhất. Bữa cơm vì thế, tính ra chỉ được 5.000 đồng. Hôm nào mệt mỏi, cần bổ sung năng lượng, ông Tài mới dám "tiêu hoang" khoảng 7-8 nghìn đồng.

Căn nhà của vợ chồng ông bà Tài - Đầm.

Cộng đồng chung tay giúp đỡ cặp vợ chồng ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng - Ảnh 3.

Giường ngủ bừa bộn quần áo.

Cộng đồng chung tay giúp đỡ cặp vợ chồng ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng - Ảnh 4.

Đồ dùng sinh hoạt hết sức sơ sài.

Cộng đồng chung tay giúp đỡ cặp vợ chồng ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng - Ảnh 5.

Cửa gỗ mục ruỗng.

Cộng đồng chung tay giúp đỡ cặp vợ chồng ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng - Ảnh 6.

Trần nhà dính đầy mạng nhện.

Cộng đồng chung tay giúp đỡ cặp vợ chồng ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng - Ảnh 7.

Gian bếp cũng bé xíu như mắt muỗi.

Tuy già cả lại hoàn cảnh nghèo khó nhưng ông bà rất thương yêu nhau. Biết tai vợ nghễnh ngãng, mắt mờ đến nỗi gần như bị lòa, ông Tài rất quan tâm, săn sóc. Bà Đầm cần đi đâu, ông đều dắt tay đưa đi. Bao năm qua, ông làm hết mọi việc bếp núc, nội trợ thay vợ. Mỗi khi nói chuyện, ông đều ghé sát tai bà và trong bữa ăn, bao giờ ông cũng là người gắp thức ăn, khẽ giục vợ ăn đi cho nóng.

Có lẽ vì cảm động trước tình nghĩa ấy cũng như hoàn cảnh khó khăn của cặp vợ chồng già mà 2 ngày gần đây, rất đông các nhà hảo tâm tìm đến giúp đỡ họ. Người cho tiền, quạt điện, bát đũa, ấm chén, người mang gạo, quà bánh, quần áo đến thăm hỏi. Chỉ trong vòng 2 ngày, lương thực, thực phẩm đã chất kín gian nhà nhỏ, quạt điện có tận 2-3 chiếc.

Ông Tài nói mình không thực sự vui khi có quá nhiều đoàn hảo tâm tới thăm.

Anh Tiến (người Sài Gòn) tâm sự: "Nhân chuyến công tác ra Hà Nội, mình có đọc báo và biết về hoàn cảnh ông bà nên tới thăm. Bọn mình vừa mang gạo, quà bánh vừa ủng hộ tiền mặt và chắc chắn mình sẽ còn quay lại, theo dõi xem ông bà có sống tốt hay không".

Trong khi đó, chị Liên (nhân viên văn phòng ở Hà Nội) cũng cho biết: "Đọc báo đã thấy thương ông bà rồi nhưng khi đến càng thương hơn vì chứng kiến tận mắt hoàn cảnh sinh hoạt khắc khổ của họ. Mình không quyên nhiều tiền mặt lắm mà chủ yếu là tặng quà để ông bà cải thiện bữa ăn trước mắt".

Theo ước tính của ông Tài, số gạo, mì tôm, dầu ăn, nước mắm... được trao tặng đủ cho vợ chồng ông bà ăn cả năm không hết. Ông bảo, nhờ có sự giúp đỡ của mọi người, bữa cơm của vợ chồng ông đầy đủ hơn.

Đôi mắt bà Đầm hiện đã mờ đục.

Cộng đồng chung tay giúp đỡ cặp vợ chồng ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng - Ảnh 10.

Không đủ khả năng nhìn rõ mọi vật dù ở cự ly rất gần.

Trước đây, mỗi khi ra chợ, ông đều mua 20.000 đồng tiền thịt lợn, đem về rang lên ăn đủ cho 4 bữa. "Mỗi ngày vợ chồng tôi ăn rất ít, chỉ ăn có 2 bữa trưa và tối. Hôm nào mua 20.000 đồng tiền thịt thì chỉ mua 2-3 nghìn rau, hôm nào mua ít thịt thì mua nhiều rau hơn".

Tuy nhiên, nhờ có sự ủng hộ của cộng đồng, bữa cơm trưa của ông bà giờ đây đã có nhiều thịt hơn. Ngoài ra, ông bà còn có khá nhiều trứng, ruốc và thịt hộp chưa dùng đến.

"Từ qua đến nay nhiều người cho gạo quá, tôi ăn có khi cả năm không xuể. Ruốc, giò chả, thịt hộp cũng vậy, ăn không nổi, bán không xong mà để thì sợ hỏng, lãng phí nên tôi chỉ muốn nhờ mọi người nói giúp, ai đến thăm đừng mang gạo nữa, vừa nặng, vất vả mà vợ chồng tôi dùng cũng không hết", ông Tài cho biết.

"Mọi người ủng hộ nhiều quá làm tôi thấy lo"

Ông Tài tâm sự, chỉ trong vòng 2 ngày, ông đã tiếp khá nhiều đoàn hảo tâm đến thăm. Có người bảo ông nên giả bộ nghèo khổ để họ thương mà cho tiền nhiều hơn nhưng ông không làm. Ông bảo hoàn cảnh mình có sao thì mọi người đến thăm đều thấy rõ. Thậm chí, ông Tài còn cảm thấy không thực sự vui vì nghĩ rằng, mình là đàn ông mà không thể tự lo cho bản thân và vợ mà phải nhờ tới sự giúp đỡ của người khác.

Trong bữa ăn, ông Tài luôn quan tâm, săn sóc bà Đầm.

Bữa ăn của họ giờ đã đầy đủ hơn.

"Mọi người ủng hộ nhiều làm tôi thấy lo lắm", ông Tài nói. Tuy nhiên, khi hỏi vì sao lại lo lắng thì ông ngập ngừng, chỉ nói rằng sợ dùng không hết đồ từ thiện sẽ sinh ra lãng phí.

"Nếu bây giờ được giúp tôi chỉ dám mong mọi người thay giúp 4 chiếc cánh cửa gỗ mọt, sợ mưa bão hắt nước vào nhà chứ gạo, thức ăn đã nhiều rồi nên ai muốn cho, tôi rất cảm ơn nhưng xin ngừng nhận vì nhiều quá ăn không hết", ông Tài nói thêm.

Ở quê hương ông Tài, mọi người có tục lệ sẽ hỏa thiêu sau khi mất. Số tiền lo an táng vì thế cũng khá lớn. Với khoản tiền trợ cấp ít ỏi, vợ chồng ông bà chỉ tạm đủ lo sống qua ngày, không hề có tích lũy. Vì thế, cả ông Tài và bà Đầm đều chỉ lo lúc chết không có tiền dành dụm để con cháu lo tang ma chu đáo.

Cộng đồng chung tay giúp đỡ cặp vợ chồng ông điếc chăm bà mù bằng những bữa cơm chỉ có 5.000 đồng - Ảnh 14.

Ông Tài nói vợ chồng ông đã nhiều tuổi nên cuộc sống không cần cầu kỳ.

"Hiện tại tôi đã nhận được vài triệu đồng tiền mặt. Số tiền này tôi sẽ cất giữ, dành để lo tiền hậu sự về sau".

Ông Tài bảo, cả 2 vợ chồng ông đều đã tuổi cao, sức yếu nên chuyện sống chết không biết thế nào. "Mình sống thì thế nào cũng được, ăn uống, sinh hoạt không quan trọng nhưng lúc chết mà không có đủ tiền lo hỏa thiêu thì tôi không được yên lòng".

Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ tiền mặt, ông Tài tích lại để có tiền lo ma chay về sau.

Còn được sống với nhau ngày nào, dù cuộc sống khó khăn, ông bà vẫn đặc biệt yêu thương, săn sóc lẫn nhau. Mong rằng những năm tháng cuối đời, ông bà có thể sống bên nhau thanh thản và bớt cơ cực.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày