Con người đương đầu như thế nào khi nguồn cát trên Trái đất bắt đầu cạn kiệt

HUY, Theo Helino 14:47 17/12/2017

Cạn kiệt nguồn tài nguyên cát hiện đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân của vấn đề này là do con người và thiên tai.

Nhiều người cho rằng cát dường như là một nguồn tài nguyên vô tận, tuy nhiên các bằng chứng cho thấy rằng điều này có thể xảy ra không lâu nữa đâu.

Con người sử dụng cát để sản xuất thủy tinh, đồ điện tử và quan trọng nhất chính là bê tông. Do nhu cầu tăng cao từ các vật liệu xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới mà nguồn tài nguyên cát cạn kiệt một cách nhanh chóng.

Cát và sỏi là những vật liệu có nhiều trên Trái đất, nhưng chúng phải mất hàng ngàn năm để tạo thành do quá trình xói mòn. Nhưng hiện nay, nguồn cầu đã bắt đầu vượt xa nguồn cung.

Con người đương đầu như thế nào khi nguồn cát trên Trái đất bắt đầu cạn kiệt - Ảnh 1.

Cát không còn là nguồn tài nguyên vô tận như con người nghĩ

Theo ước tính của Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) thì năm 2012 thế giới sử dụng gần 30 tỷ tấn những nguyên liệu này để sản xuất bê tông. Lượng nguyên liệu này đủ xây dựng một bức tường cao 27m và rộng 27m xung quanh đường xích đạo của Trái đất.

Tiến sĩ Aurora Torres, nhà địa chất học tại German Centre for Integrative Biodiversity Research là một trong những nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về vấn đề trên.

Cách đây 2 năm, bà bắt đầu nghiên cứu về sự cạn kiệt của cát theo chiều sâu và kết quả cho thấy vấn đề này còn thậm chí phức tạp hơn những gì bà suy đoán.

"Càng đào sâu vào vấn đề này, chúng ta càng tìm ra nhiều mâu thuẫn trên thế giời này. Và có càng nhiều bằng chứng hơn chỉ rõ, cát đang trở nên cạn kiệt, đặc biệt là năm 2017".

Do nguồn cung dần cạn kiệt, nên tài nguyên cát càng trở nên đắt đỏ hơn. Giá trị giao dịch của cát đã tăng lên gần 6 lần trong suốt 25 năm. Chỉ tính riêng nước Mỹ, sản xuất cát đã tăng gần 24% trong vòng 5 năm qua và giá trị ngành công nghiệp cát đạt mức 9 tỷ USD.

Con người đương đầu như thế nào khi nguồn cát trên Trái đất bắt đầu cạn kiệt - Ảnh 2.

Nhu cầu cát tăng nhanh ở những nước phát triển nhanh

Do giá cả đắt đỏ ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ, hầu hết lượng cát được tiêu thụ ở các nước phát triển nhanh ở châu Á.

"Xu hướng phát triển nhanh, đặc biệt là ngành xây dựng tập trung ở các nước Ấn Độ và Trung Quốc", theo Tiến sĩ John Orr, kỹ sư và chuyên gia về cấu trúc bê tông tại Đại học Cambridge.

Trong khi ấy, Singapore là nhà nhập khẩu cát lớn nhất thế giới hiện nay, với tổng lượng bao gồm diện tích nước này cộng thêm 130 km2 trong vòng 40 năm. Nguyên nhân là do nước này đổ hàng triệu tấn cát xuống biển.

Khi những quốc gia này mở rộng, nhu cầu về cát càng tăng cao nhằm xây dựng những con đường dài vô tận và những siêu đô thị. Điển hình như Trung Quốc vì đất nước này sử dụng cát để phục vụ cho việc xây dựng từ 2011 đến năm 2013 còn nhiều hơn lượng cát sản xuất bê tông cho nước Mỹ trong thế kỷ 20.

Con người đương đầu như thế nào khi nguồn cát trên Trái đất bắt đầu cạn kiệt - Ảnh 3.

Tội ác đến từ ngành công nghiệp cát

Hơn nữa, cát là ngành công nghiệp có giá trị. Do đó, giao thương cát có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến tội ác.

"Do cát đột nhiên trở thành nguồn tài nguyên đầy giá trị, cụm từ "tội ác cát" bắt đầu xuất hiện trong nhiều mỏ khai thác cát", Tiến sĩ Torres cho biết. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Ấn Độ do vấn đề quản lý yếu kém của chính quyền đã dẫn đến tình trạng khai thác cát bất hợp pháp.

Những ảnh hưởng từ quá trình khai thác cát

Khai thác cát ở Kenya đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các rạn san hô, còn ở Ấn Độ việc khai thác có nguy cơ gây tuyệt chủng các loài cá sấu. Nghiêm trọng hơn, khai thác cát khiến một số hòn đảo ở Indonesia dần biến mất.

Các nhà khoa học cho biết rằng việc khai thác này phá hủy hệ sinh thái, và khiến nhiều thiên tai tự nhiên xảy ra hơn.

TS Torris cho biết: "Một trong những ảnh hưởng rõ rệt lên con người chính là nguy cơ thiên tai tự nhiên xảy ra như bão và sóng thần". Thiên tai phá hủy Sri Lanka và nghiên cứu cho thấy chính việc khai thác cát quá mức vào năm 2004 đã khiến cơn sóng thần xảy ra và phá hoại mọi thứ.

"Các bãi biển dần biến mất và chúng ta không còn gì để ngăn chặn các cơn lũ lụt".

Con người đương đầu như thế nào khi nguồn cát trên Trái đất bắt đầu cạn kiệt - Ảnh 4.

Con người cần làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên cát

Bê tông tái chế có thể giúp tận dụng lại nguồn cát. Tuy nhiên, các nước đang phát triển có nhu cầu cát cao lại thiếu đi trình độ kỹ thuật tái chế bê tông.

Một giải pháp khác là tìm một nguồn cát khác thay thế. Cát là vật liệu đặc biệt vì nó cần một thời gian dài để hình thành. 

Do đó, sản xuất một vật liệu giống cát thật không dễ dàng. Tuy nhiên, đã có vài dự án bắt đầu triển khai sản xuất những vật liệu thay thế trong tương lai.

Con người đương đầu như thế nào khi nguồn cát trên Trái đất bắt đầu cạn kiệt - Ảnh 5.

Một ý tưởng tại Ấn Độ là sử dụng nhựa thải để sản xuất bê tông. Tiến sĩ Orr cho biết: "Chúng tôi sản xuất cát nhựa, một phế phẩm của ngành công nghiệp tái chế để trộn vào trong hỗn hợp bê tông". Ngoài nhựa ra, một số vật liệu khác như gỗ cũng đang được nghiên cứu.

Hi vọng rằng với các nghiên cứu này sẽ phần nào giúp nguồn tài nguyên của Trái đất không bị cạn kiệt.

Nguồn: Independent