Cơn ác mộng của thiếu nữ 14 tuổi bị bạn học cưỡng bức tập thể, sống trong nỗi ô nhục 8 năm trời và tự giải thoát bằng cái chết

L.T, Theo Pháp luật và bạn đọc 01:29 24/09/2020

Sau 8 năm chống chọi với vô vàn lời miệt thị, khinh bỉ và chế giễu, cô gái ấy - một nạn nhân của tấn công tình dục - đã không còn đủ mạnh mẽ để bước tiếp.

Ngày 4/8 vừa qua, các tờ báo của Mỹ nói riêng và nhiều tờ báo, kênh truyền thông lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đồng loạt đưa tin về cái chết của một cô gái tên Daisy Coleman. Cô gái ấy đã tự kết liễu cuộc đời mình ở tuổi 23, để lại nỗi đau xót vô vàn cho gia đình, bạn bè và nhiều người quen biết cô. Cô gái ấy là ai mà lại nổi tiếng đến vậy? Thực tế thì Daisy Coleman được nhiều người biết tới theo cách mà chẳng ai mong muốn.

Bị chính bạn học cưỡng hiếp và bản án gây tranh cãi cho kẻ tội đồ

Vào ngày 8 tháng 1 năm 2012, Daisy (khi đó 14 tuổi) và một người bạn 13 tuổi trốn bố mẹ lén ra khỏi nhà và được Matthew Barnett (khi đó 17 tuổi) và một số cậu bé khác đến đón. Chúng đưa 2 cô bé đến một bữa tiệc diễn ra tại nhà của Barnett ở thị trấn Marysville, bang Missouri (Mỹ).

Cơn ác mộng của thiếu nữ 14 tuổi bị bạn học cưỡng bức tập thể, sống trong nỗi ô nhục 8 năm trời và tự giải thoát bằng cái chết - Ảnh 1.

Hình ảnh đôi bạn thân Daisy Coleman và Paige Parkhurst khi còn nhỏ.

Cơn ác mộng của thiếu nữ 14 tuổi bị bạn học cưỡng bức tập thể, sống trong nỗi ô nhục 8 năm trời và tự giải thoát bằng cái chết - Ảnh 2.

Daisy Coleman và Paige Parkhurst đã trải qua những cú sốc tồi tệ trong cuộc đời.

Daisy nói với các nhà điều tra rằng cô đã bị cho uống một thứ chất lỏng trong suốt trước khi bị cưỡng hiếp trong phòng ngủ. Và lúc đó, có một tên khác quay lại toàn bộ hành vi dơ bẩn ấy trên điện thoại di động của mình.

Các quan chức cho biết đoạn video đó không còn tồn tại. Sau đó, chúng để Daisy nằm ở hiên nhà suốt vài giờ đồng hồ dưới thời tiết lạnh giá. May mắn là có người phát hiện ra Daisy ở đó. Barnett thừa nhận có quan hệ tình dục với Daisy nhưng lại nói rằng đó là sự tự nguyện, không hề có ép buộc.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của Matthew Barnett với cảnh sát về bữa tiệc tại nhà của hắn, nơi hắn đã cưỡng hiếp Daisy Coleman, và bạn hắn đã tấn công cô bạn của Daisy là Paige Parkhurst. Barnett khai báo với thái độ bình thản, lời nói ngắt quãng: “Có ba chàng trai ở đó để bắt đầu... Chúng tôi chỉ thư giãn ở đó, xem Netflix. Nhưng, tôi cho rằng vấn đề nằm ở Daisy ... Cô ấy đã nhắn tin cho tôi... chúng tôi đã đón họ... họ trở lại nhà tôi và chúng tôi chỉ thư giãn một chút. Nhưng 2 bọn họ đã uống rượu ở nhà của Daisy trước khi đến nhà tôi".

Bên cạnh đó, tên này còn từ chối cung cấp cho cảnh sát tên của những gã trai khác có mặt trong bữa tiệc. Hắn cũng khăng khăng rằng mấy gã trai đó không liên quan gì đến việc các cô gái say xỉn. “Chúng tôi đã đi chơi một lát. Cô ấy cảm thấy tồi tệ và bắt đầu khóc. Và cô ấy muốn uống thêm. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn đưa cô ấy về nhà, cô ấy chỉ khóc. Và cô ấy không muốn đi bộ hay làm bất cứ thứ gì".

Theo báo cáo của bệnh viện vào tối hôm đó, nồng độ cồn trong máu của Daisy là 134,92 HP. Khi giúp Daisy tắm, mẹ của cô bé phát hiện có vết bầm tím ở giữa 2 chân.

Cơn ác mộng của thiếu nữ 14 tuổi bị bạn học cưỡng bức tập thể, sống trong nỗi ô nhục 8 năm trời và tự giải thoát bằng cái chết - Ảnh 3.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó và dường như vụ cưỡng hiếp chỉ là khơi mào cho những ngày tháng sống trong đau khổ, nhục nhã mà Daisy và Parkhurst phải chịu đựng. Cả 2 bị bạn bè trêu chọc và bị bắt nạt ở trường. Daisy bị gọi là "kẻ nói dối". Bởi bạn bè chẳng tin lời cô gái ấy nói vì những kẻ cưỡng hiếp cô là những "ngôi sao thể thao sáng giá" của trường.

Và bởi vì trong một môi trường trung học ở thị trấn nhỏ, thực tế không có gì bị coi là xúc phạm hơn việc buộc đội bóng đá phải chịu trách nhiệm về hành vi tấn công tình dục. Ngay cả anh trai của Daisy, Charlie - bản thân là một ngôi sao bóng đá - cũng bị tẩy chay vì vụ việc liên quan đến em gái.

Chân dung 3 tên có mặt tại bữa tiệc hôm đó.

Điều tồi tệ hơn là ngay cả cảnh sát cũng chẳng tin lời cô gái nhỏ bé ấy bằng một câu nói vô tình như thế này: "Bạn biết đấy, thật không may, có rất nhiều lời đồn đại với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng đừng đánh giá thấp về việc gây sự chú ý , đặc biệt là những cô gái trẻ. Có rất nhiều áp lực đối với các cô gái trẻ trong xã hội chúng ta, rằng phải xinh đẹp, được yêu thích, trở thành người nổi tiếng. Nó không công bằng, nhưng đó là cách xã hội của chúng ta hoạt động". Hàm ý của vị cảnh sát này là Daisy muốn nổi tiếng nên thêu dệt ra câu chuyện vu khống để gây sự chú ý của mọi người.

Đến người bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải cũng không đứng về phía cô gái ấy thì có lẽ chẳng còn ai có thể giúp được Daisy.

Kết quả là kẻ tấn công tình dục chỉ phải chịu bản án treo 2 năm vì tội gây nguy hiểm cho phúc lợi của một đứa trẻ. Có thế thôi! Cho tất cả những gì hắn đã làm và phá hủy cuộc đời của một cô gái trẻ, mà đúng hơn là trẻ vị thành niên.

Cơn ác mộng của thiếu nữ 14 tuổi bị bạn học cưỡng bức tập thể, sống trong nỗi ô nhục 8 năm trời và tự giải thoát bằng cái chết - Ảnh 5.

Hình ảnh Daisy năm 19 tuổi khi theo học trường Missouri Valley College.

Trường hợp của Daisy đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên khắp nước Mỹ. Những người ủng hộ nạn nhân bị tấn công tình dục đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi công bằng cho cô gái trẻ, đặc biệt là sau khi một báo cáo của Kansas City Star về việc cư dân của Maryville phản ứng tiêu cực với Daisy.

Một bộ phim gây ám ảnh

Sau bản án dành cho tên Barnett, mẹ của Daisy nói rằng gia đình bà phải nhận nhiều lời đe dọa, thậm chí chính bà còn bị mất việc làm bác sĩ thú y tại một phòng khám.

Tháng 4/2013, ngôi nhà của gia đình Coleman ở Maryville, vốn được bỏ trống và rao bán, bị thiêu rụi. Cảnh sát cứu hỏa ở bang tuyên bố “do tính chất không an toàn của công trình, một cuộc kiểm tra chi tiết không thể được tiến hành và liệt kê những thiệt hại chưa xác định”.

Truyền thông đưa tin về vụ việc, cùng với sự thúc đẩy từ nhóm hoạt động trực tuyến Anonymous, đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong công chúng và nổ ra cuộc đấu tranh đòi “Công lý cho Daisy” vào năm 2013.

Cơn ác mộng của thiếu nữ 14 tuổi bị bạn học cưỡng bức tập thể, sống trong nỗi ô nhục 8 năm trời và tự giải thoát bằng cái chết - Ảnh 6.

Ba năm sau, năm 2016, Daisy xuất hiện trong một bộ phim tài liệu mang tên "Audrie & Daisy" của Netflix năm 2016. Bộ phim đã kể lại những nỗi khổ mà Daisy và gia đình cô phải trải qua trong những tháng ngày sau khi bị tấn công tình dục. Cô thừa nhận trong các bình luận trực tuyến rằng cô đã cố gắng tìm cách tự sát ít nhất 2 lần trước đó.

Cô gái khác xuất hiện trong phim tài liệu là Audrie Pott, 15 tuổi, người đã tự tìm đến cái chết chỉ vài ngày sau khi bị 3 gã thanh niên tấn công tình dục vào tháng 9 năm 2012 ở Sarasota, California, Hoa Kỳ.

Bộ phim "Audrie and Daisy" đã giành giải thưởng Peabody cho “một câu chuyện chân thực, đau lòng, kịp thời về nạn tấn công tình dục, quấy rối qua mạng xã hội và những hậu quả nó có thể gây ra với cuộc sống người trẻ”.

Khi nỗi uất ức và cô đơn biến thành tuyệt vọng đến mức tự kết liễu cuộc đời

Ngày 4/8 vừa qua, Daisy Coleman đã tự kết liễu cuộc đời mình ở tuổi 23. Trong thông báo đăng trên trang cá nhân về sự ra đi của con gái, bà Melinda Moeller Coleman, mẹ Daisy Coleman, cho biết: “Con bé là bạn thân nhất của tôi và là cô con gái tuyệt vời. Tôi nghĩ con bé phải làm ra vẻ như tôi có thể sống mà không có nó. Nhưng tôi không thể. Tôi ước mình có thể trút bỏ nỗi đau này!”.

Cơn ác mộng của thiếu nữ 14 tuổi bị bạn học cưỡng bức tập thể, sống trong nỗi ô nhục 8 năm trời và tự giải thoát bằng cái chết - Ảnh 7.

Bà Melinda Moeller Coleman, mẹ của Daisy Coleman.

SafeBAE, tổ chức do Daisy đồng sáng lập với sứ mệnh chấm dứt nạn tấn công tình dục trong giới học đường, cho biết họ rất sốc và đau buồn trước sự ra đi của cô.

“Daisy đã chiến đấu trong nhiều năm để vừa chữa lành khỏi cuộc tấn công, vừa ngăn chặn bạo lực tình dục ở thanh thiếu niên trong tương lai. Cô ấy phải đương đầu với nhiều điều kinh khủng và vượt qua tất cả, nhưng chữa bệnh không phải con đường thẳng hay dễ dàng. Cô ấy đã chiến đấu với nó dai dẳng và khó khăn hơn chúng ta từng biết”, tổ chức viết trên Twitter.

Cơn ác mộng của thiếu nữ 14 tuổi bị bạn học cưỡng bức tập thể, sống trong nỗi ô nhục 8 năm trời và tự giải thoát bằng cái chết - Ảnh 8.

Daisy tự tử hồi tháng 8 vừa qua.

Norris, người đồng sáng lập SafeBAE cho biết, đã gọi cái chết của cô là "một mất mát không thể thay thế".

"Cô ấy thực sự, thực sự giỏi vì những gì cô ấy đã làm", Norris nói. "Đó là một mất mát to lớn vì tôi nghĩ rằng chính sự kiên cường của cô ấy đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nạn nhân khác nhận được sự giúp đỡ và lên tiếng".

Nguồn: CBS News, Mercury News