Có xử phạt được người uống rượu bia dắt bộ xe máy đi qua CSGT?

Ngọc Thắng, Theo Trí Thức Trẻ 20:50 03/01/2020
Chia sẻ

Hiện tại, để tránh việc xử phạt, một số trường hợp đã chống đối bằng hình thức khi nhìn thấy CSGT từ xa đã dừng xe xuống dắt bộ. Để có thể xử phạt, CSGT phải chứng minh được lái xe vi phạm mà trước đó điều khiển xe.

Ngày 3/1 Phòng cảnh sát giao thông, công an thành phố Hà Nội tiếp tục ra quân triển khai thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Có xử phạt được người uống rượu bia dắt bộ xe máy đi qua CSGT? - Ảnh 1.

CSGT Hà Nội ra quân thực hiện nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Có thể nói, chính sách này đã có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống xã hội và cơ bản được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Hiện tại, có nhiều thông tin lo ngại rằng việc người điều khiển phương tiện sử dụng một số loại trái cây, thuốc ho cũng dẫn tới kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở, có thể bị CSGT xử phạt lỗi nồng độ cồn theo Nghị định định 100/2019/NĐ-CP.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, nếu trường hợp này là có thật thì cũng không có căn cứ xử phạt.

Có xử phạt được người uống rượu bia dắt bộ xe máy đi qua CSGT? - Ảnh 2.

Nhiều trường hợp vi phạm bị xử lý.

Bởi lẽ, theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020 đã quy định hành vi cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Như vậy nồng độ cồn bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP là căn cứ vào việc người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.

Trên thực tế có những trường hợp người điều khiển phương tiện ăn trái cây như (vải, sầu riêng,.) hoặc uống thuốc ho mà hơi thở có nồng độ cồn thì người vi phạm có thể được trình bày ý kiến.

Tuy nhiên việc những sản phẩm trái cây hoặc thuốc ho có để lại nồng độ cồn trong cơ thể thường rất nhỏ.

Có xử phạt được người uống rượu bia dắt bộ xe máy đi qua CSGT? - Ảnh 3.

Tài xế ô tô uống rượu bị xử phạt 35 triệu đồng.

Ngoài ra, CSGT khi xử phạt nồng độ cồn còn phải căn cứ vào các biểu hiện của người vi phạm như tình trạng tâm lý, diễn biến hành vi, lời nói, cử chỉ, sắc mặt và qua hơi thở khi nói chuyện để có căn cứ xử lý người vi phạm có sử dụng rượu, bia.

Nếu trường hợp chưa rõ ràng qua hơi thở có nồng độ cồn thì có thể yêu cầu CSGT đưa đi xét nghiệm máu sẽ có kết quả chính xác. Việc ăn hoa quả hoặc uống thuốc ho nếu có nồng độ cồn qua hơi thở sẽ khác với việc uống rượu, bia lưu lại trong máu có nồng độ cồn.

Do đó, theo quan điểm của Luật sư, người dân không phải quá lo lắng nếu thực sự mình ăn trái cây hoặc sử dụng thuốc ho có nồng độ cồn bởi sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Có xử phạt được người uống rượu bia dắt bộ xe máy đi qua CSGT? - Ảnh 4.

Theo luật sư trường hợp ăn trái cây mà có nồng độ cồn thì không bị xử phạt.

CSGT sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để không xử phạt làm oan người không sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện.

Người dân có quyền giám sát các hoạt động của lực lượng CSGT theo quy định của pháp luật để góp phần minh bạch hóa trong hoạt động tuần tra, kiểm sát và xử lý vi phạm.

Ông Thơm phân tích thêm, trên thực tế hiện nay đã có trường hợp lái xe máy uống rượu bia hoặc có hành vi khác vi phạm luật giao thông đường bộ khi gặp Cảnh sát giao thông (CSGT) họ xuống xe dắt bộ đi qua chốt của lực lượng chức năng. Đây có thể là một hình thức đối phó của người vi phạm đối với hoạt động thực thi pháp luật của CSGT.

Có xử phạt được người uống rượu bia dắt bộ xe máy đi qua CSGT? - Ảnh 5.

Luật sư Thơm trả lời PV.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 đã tăng mức xử phạt tiền các lỗi vi phạm lớn hơn nhiều so với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, trong đó có cả xe mô tô, xe thô sơ.

Do đó, để tránh việc xử phạt, một số trường hợp đã chống đối bằng hình thức khi nhìn thấy CSGT từ xa đã dừng xe xuống dắt bộ.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì chỉ có thể xử phạt người đang điều khiển phương tiện. Trong trường hợp này, họ đang dắt xe chứ không điều khiển xe tham gia giao thông.

Để có thể xử phạt, CSGT phải chứng minh được lái xe vi phạm mà trước đó điều khiển xe. Nếu người vi phạm không thừa nhận thì CSGT có thể chứng minh bằng camera, hình ảnh, người làm chứng,…

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày