Có một sự xấu hổ mang tên “du học mà vẫn… thất nghiệp"

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 21/07/2017
Chia sẻ

Không được như mong muốn, nhiều du học sinh phải bàng hoàng khi về nước mà không tìm được công việc như ý, lương thấp hoặc thậm chí là thất nghiệp. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

Thực tế phũ phàng của du học sinh khi về nước

Một du học sinh sau 7 năm học tập tại châu Âu với chuyên ngành Marketing về nước làm việc với mức lương chỉ 3,5 triệu VNĐ/ tháng. Một du học sinh khác trở về vào tuổi 27, không một khoản tiết kiệm, không một chút kinh nghiệm và chỉ có thể nhận được việc với mức thu nhập chỉ đủ uống… nước chè.

Có một sự xấu hổ mang tên “du học mà vẫn… thất nghiệp - Ảnh 1.

Một bộ phận du học sinh hiện cảm thấy lạc lõng, bất lực vì bị thất nghiệp khi quay về Việt Nam

Những trường hợp kể trên hiện đã không còn là chuyện hiếm. Thậm chí, còn rất nhiều du học sinh khác đang phải chịu đựng nỗi xấu hổ mang tên “Thất nghiệp”. Du học mà vẫn thua bạn kém bè, lương thấp, bất mãn với thực tại, vô định về tương lai… là tình trạng đã trở nên quá quen thuộc đối với một bộ phận du học sinh Việt Nam khi trở về.

Áp lực kinh tế, thêm vào đó là những cái nhìn đầy soi mói, chê bai của người xung quanh đã khiến không ít du học sinh rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần. Với họ, cuộc sống hậu du học thay vì trở thành “màu hồng”, lại trở thành “màu xám”.

Đâu là nguyên nhân của thực trạng trên?

1. Kỳ vọng quá cao vào mức lương hàng tháng

Phần lớn du học sinh đều có suy nghĩ rằng vì mình đi du học nên sẽ phải có vị trí tốt và mức lương cao hơn so với các bạn học tại Việt Nam. Trên thực tế, các doanh nghiệp khi tuyển dụng không nhìn vào bằng cấp, trường học mà chủ yếu nhìn vào kinh nghiệm và khả năng của ứng viên. Mức lương của các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng không thể cao như ở nước ngoài. Vì vậy, đã không ít bạn trở nên chán nản, không nhận việc và lâm vào cảnh… thất nghiệp.

Có một sự xấu hổ mang tên “du học mà vẫn… thất nghiệp - Ảnh 2.

Kinh nghiệm là cụm từ xa xỉ với nhiều bạn du học sinh chỉ thích ăn chơi, tận hưởng cuộc sống

2. Thiếu kinh nghiệm, kiến thức

Nhiều học sinh với điều kiện gia đình có kinh tế tốt chọn du học nhưng không chịu học thật sự. Thay vì dành thời gian để rèn luyện bản thân, tích luỹ kinh nghiệm thì họ lại dành nhiều thời gian đi chơi, ăn uống, tận hưởng cuộc sống... Khi quay về Việt Nam với cái đầu rỗng và hai bàn tay trắng thì thật khó để có thể cạnh tranh với những sinh viên chăm chỉ ở Việt Nam trong thị trường lao động đầy khắc nghiệt này.

3. “Thiếu đất dụng võ”

Không ít bạn loay hoay mãi mà không tìm được một chỗ làm phù hợp vì những kiến thức tích lũy được ở trời Tây không áp dụng được đối với thị trường Việt Nam. Một phần là do ngành nghề họ học ở nước ngoài chưa phát triển ở trong nước. Một phần khác là do tâm lý tự kiêu, luôn coi mình giỏi, không tìm được nơi tương xứng với tài năng. Do đó, các bạn này buộc phải theo làm một nghề khác hoặc… ở nhà dài dài! Trên thực tế, không phải cứ đi du học là có thể thành công, rồi trở thành “ông nọ, bà kia”.

Cần làm gì để không “lạc trôi” khi trở về?

Ba lý do trên có thể gộp vào thành một lý do lớn đó là sự thiếu vắng của hướng nghiệp trước khi đi du học. Nếu bạn chọn được ngành học phù hợp với khả năng, đam mê và nhu cầu thị trường, khả năng bạn nhận được công việc như ý khi về nước là rất cao. Nếu bạn vạch ra được một lộ trình học tập phù hợp thì chắc chắc bạn bạn sẽ không phải rơi vào cảnh bị nhà tuyển dụng từ chối. Nếu bạn được định hướng rõ ràng trước khi lên đường, chắc chắn bạn sẽ không phải đối mặt với sự “lạc trôi” trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng của mình vào thị trường Việt Nam.

Có một sự xấu hổ mang tên “du học mà vẫn… thất nghiệp - Ảnh 3.

Chị Nguyễn Thị Việt Bằng, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Giáo dục ASCI

Là người có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn giáo dục, chị Nguyễn Thị Việt Bằng - Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Giáo dục ASCI cho biết: “Hướng nghiệp vốn rất quen thuộc tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam công tác hướng nghiệp cho học sinh nói chung, và hướng nghiệp cho du học sinh tương lai vẫn chưa được coi trọng. Nhiều bạn chọn ngành học chỉ dựa trên điểm số hay chọn đất nước du học chỉ dựa vào cảm tính, mà chưa mường tượng được học ngành đó ra thì bạn có thể làm gì, có thể đạt những chức vụ gì trong tương lai”.

Cũng theo chị Việt Bằng, hướng nghiệp trước khi đi du học sẽ giúp các bạn trẻ giảm tối đa rủi ro thất nghiệp khi về nước. Việc này sẽ giúp các bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về tính cách, năng lực của bản thân và nhu cầu của thị trường để biết mình phù hợp với ngành nghề nào. Qua đó, cơ hội thành công khi trở về sẽ cao hơn.

Quy trình hướng nghiệp và tư vấn lựa chọn nghề nghiệp của Công ty Tư vấn Giáo dục ASCI được thiết kế bài bản và chuẩn mực, gồm 07 bước: (1) Thu thập thông tin và phân tích thông tin; (2) Đánh giá năng lực; (3) Phỏng vấn chuyên sâu; (4) Gợi ý nghề nghiệp phù hợp; (5) Nhận diện nghề; (6) Tư vấn về chương trình đào tạo trong và ngoài nước; (7) Hoàn thiện thủ tục hồ sơ, nhập học. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây hoặc liên hệ qua hotline 0944.788.798 để được tư vấn cụ thể nhất.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày