Để đi sâu làm rõ nguyên nhân, netizen xứ Trung đã có bài so sánh giữa các nhân vật, tình tiết giữa hai phiên bản
Bộ Bộ Kinh Tâm điện ảnh vừa công chiếu khán giả xứ Trung mới đây và phiên bản "mẹ" -
Bộ Bộ Kinh Tâm truyền hình từng làm mưa làm gió một thời.
Bộ Bộ Kinh Tâm "mẹ"
Và phiên bản "con" đang bị "ăn gạch"
1. “Nhược Hy” Trần Y Hàm “quá ngây thơ và chỉ biết yêu”, không cơ trí bằng Lưu Thi Thi
Trong ấn tượng của khán giả, Mã Nhĩ Thái Nhược Hy bản truyền hình là một cô gái hiền dịu nhưng rất thông minh tài trí. Cô xuyên không từ hiện đại về thời nhà Thanh, vào thời điểm các hoàng tử đang tranh quyền đoạt lợi. Dựa vào trí thông minh và tài ăn nói khéo léo, Nhược Hy đã trở thành “hồng nhân” bên cạnh hoàng đế Khang Hy và là một trong những người có sức ảnh hưởng đến việc kế vị của các vị a ca. Trong phiên bản cũ,
Lưu Thi Thi đã thể hiện rất tốt vai diễn của mình, Nhược Hy Lưu Thi Thi vì biết trước lịch sử nên luôn cư xử khôn khéo, cô không trực tiếp đứng về phe nào, mà chỉ âm thầm giúp đỡ các vị a ca khi cần thiết.
"Nhược Hy" Trần Y Hàm không được đánh giá cao bằng Lưu Thi Thi
Ở bản điện ảnh, Nhược Hy của
Trần Y Hàm đã gây thất vọng khi cô chỉ biết đến tình yêu, ngày ngày đắm chìm trong chuyện tình cảm với Tứ A Ca (
Dương Hựu Ninh) và Thập Tứ A Ca (
Đậu Kiêu). Nhiệm vụ xuyên không của cô gần như chỉ là ngắm trăng, ngắm sao cùng hai vị hoàng tử mà thôi.
Khí chất của Lưu Thi Thi được khán giả đánh giá cao
Xét về phương diện tạo hình, tuy rằng Lưu Thi Thi không đẹp như tranh vẽ nhưng cô có được thần thái của nhân vật. Còn về Trần Y Hàm, cô nàng chỉ đọng lại trong khán giả hình tượng Nhược Hy hoạt bát, đôi mắt to có phần giống Tiểu Yến Tử, không được nét dịu dàng ổn định như Lưu Thi Thi. Nhiều khán giả đi xem còn hài hước bình luận: “Mã Nhĩ Thái Nhược Hy nên đổi thành Tiểu Yến Tử xuyên không mới đúng!”
2. “Tứ Gia” Dương Hựu Ninh thua xa Ngô Kỳ Long về mọi mặt
Xét về nhan sắc, Dương Hựu Ninh trẻ hơn
Ngô Kỳ Long. Nhưng để khắc họa hình ảnh một Tứ Gia thâm trầm, phúc hắc, lạnh lùng và giỏi tài thao lược thì Ngô Kỳ Long được đánh giá cao hơn rất nhiều. Chưa kể đến tính cách nhân vật trong phiên bản mới làm người xem thất vọng, khi mà vì tranh giành ngôi báu anh đã bỏ rơi Nhược Hy, truy sát người anh em ruột thịt của mình là Thập Tứ.
Hình ảnh Tứ Gia thâm trầm của Ngô Kỳ Long đã in sâu vào tâm trí khán giả
Trong bản truyền hình, Tứ Gia của Ngô Kỳ Long yêu Nhược Hy sâu đậm. Tuy cũng toan tính để đoạt vị nhưng không ra tay giết hại em trai mình. Có thể thấy, hình ảnh về vị vua Ung Chính được khắc họa tàn nhẫn hơn trong phiên bản điện ảnh.
3. “Thập Tứ Gia” Đậu Kiêu pha trộn tính cách của Thập Tam a ca Viên Hoằng
Ở bản truyền hình, Lâm Canh Tân đã khắc họa thành công vai diễn “Thập Tứ gia” đáng yêu chung tình và là người chịu nhiều thiệt thòi trong chuyện tình cảm. Anh yêu Nhược Hy và còn chấp nhận lấy cô mặc dù chỉ trên danh nghĩa. Trong suốt bộ phim, Thập Tứ Lâm Canh Tân luôn đứng ngoài cuộc chiến tình cảm cũng như việc tranh giành hoàng vị, tình cảm của anh chỉ bộc lộ khi đến gần kết phim.
Thế nhưng trong bản điện ảnh, nhân vật Thập Tứ a ca của Đậu Kiêu tìm mọi cách để có được trái tim của Nhược Hy, nào là dẫn cô đi cưỡi ngựa trên thảo nguyên, ngắm sao trên bầu trời, công khai cạnh tranh…mặc cho biết rõ trái tim Nhược Hy chỉ có Tứ a ca. Về điểm này, khán giả bình luận rằng anh đã phá hỏng hình tượng Thập Tứ trong lòng họ, hành động anh “cưa cẩm” Nhược Hy là hoàn toàn bắt chước Thập Tam ViênHoằng trong bản truyền hình.
4. Bản điện ảnh không có Bát a ca và Thập Tam a ca
Thập Tam a ca và Bát a ca đều bị cắt bỏ
Tuyến nhân vật Bát gia – Bát a ca trong bản điện ảnh đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Đây có lẽ là điều khiến người xem cảm thấy khó chịu nhất khi mà trong nguyên tác, anh mới chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Tứ a ca. Không chỉ có vậy, “Bát gia đảng” với những vị hoàng tử như Thập a ca, Cửu a ca cũng không xuất hiện. Giải thích cho việc này, đạo diễn cho biết ông muốn tập trung vào miêu tả nhân vật Tứ a ca cũng như chuyện tình cảm rối ren giữa của bộ ba Nhược Hy – Thập Tứ và Tứ gia.
Bản điện ảnh chỉ là cuộc đối đầu giữ hai anh em Tứ a ca và Thập Tứ a ca
5. Chuyện tình trong phim không gây được ấn tượng
Trong phim, Trần Y Hàm phải lòng Tứ Gia chỉ vì…vẻ ngoài đẹp trai phong độ. Trong hôn lễ với Tứ a ca, Nhược Hy đã…đào hôn chỉ vì phát hiện người mình yêu vì tranh giành hoàng vị mà có thể bất chấp mọi thứ. Kể từ đó, cô đã chuyển hướng sang yêu…Thập Tứ a ca. Mối tình đau khổ khó quên trong bản truyền hình đã bị bản điện ảnh biến thành “tình yêu trẻ con” của cô gái chưa trưởng thành Nhược Hy.
Tình yêu sâu đậm của Tứ Gia và Nhược Hy bị biến thành trò trẻ con
6. Tình tiết xuyên không mang phong cách “Tây Tàu lẫn lộn”
Một trong những cái khó của những nhà làm phim đề tài xuyên không là làm sao để nhân vật quay về hiện tại một cách hợp lí. Trong bản truyền hình, Lưu Thi Thi qua đời và linh hồn trở về với thời hiện đại. Ở bản điện ảnh, Trần Y Hàm xuyên không quay lại là nhờ có…Sa Mãn pháp sư. Sa Mãn pháp sư dùng phép thuật của mình để đưa cô về thế kỷ 21. Nhiều khán giả để lại bình luận: "Sa Mãn pháp sư chỉ có thể làm phép diệt trừ yêu ma, giờ đây lại còn học phép thuật để đưa người ta đến với tương lai. Đúng là Tây Tàu kết hợp!".
"Nhược Hy" Trần Y Hàm mang theo ngựa quay về thời quá khứ
Ngoài những điểm kể trên, bản điện ảnh còn gây sốc khi Nhược Hy đem theo kem về thời quá khứ, chưa dừng lại ở đó, bộ phim còn có màn hình phẳng LCD, máy tính Apple xịn…Thập Tứ vì để lấy lòng Nhược Hy, còn đặc biệt chế tạo vòng quay ngựa gỗ giống như thời hiện đại.
Kết
Mặc dù đã biết trước việc kịch bản sẽ bị thay đổi và cải biên nhiều, nhưng nhiều fan của bộ phim vẫn thật khó chấp nhận trước những tình tiết “quá tay” kể trên. Bộ Bộ Kinh Tâm phiên bản truyền hình đã khắc sâu vào lòng khán giả bởi sự bi thương, đau khổ, dau dứt và khó quên. Sang bản điện ảnh, ta chỉ thấy chuyện tình cảm yêu đương của một cô nàng hoạt bát với hai chàng hoàng tử, không khác gì với những bộ phim hiện đại tình yêu bây giờ. Vậy, giá trị cái tên “Bộ Bộ Kinh Tâm – từng bước lay động lòng người” của bạn điện ảnh nằm ở đâu?
(Nguồn: yule.sohu.com)