Những phim học đường khiến teens "bắt buộc phải xem" (P.1)

Ngọc Minh (Tổng hợp), Theo 00:00 13/11/2010

Từ châu Á đến châu Âu, từ Hàn Quốc đến Mỹ... nơi nào cũng có những bộ phim hết sức hấp dẫn về đề tài học đường được giới trẻ vô cùng yêu thích và chờ đón đó nha! <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

1. I am Sam (2007)

Câu chuyện kể về một giáo viên  nhút nhát tên Jang Yi San (Yang Dong Geun) bỗng dưng được nhận một khoản thù lao kếch xù để đến làm gia sư cho cô con gái duy nhất của một thủ lĩnh băng nhóm mafia - Yoo Eun Byul (Park Min Young) với điều kiện đi kèm - nếu việc học hành của Eun Byul có vấn đề gì thì thầy giáo cũng coi như “xong”.



Eun Byul đồng thời cũng là một học sinh mới chuyển tới trường trung học Myung Moon. Trong trường còn có Chae Moo Shin (TOP) - một cậu học sinh lớn lên cùng một người cha tồi tệ nên cậu không biết gì ngoài bạo lực và căm thù cho đến khi gặp Eun Byul, cô giáo Shin Yo Yin (Son Tae Young), thầy giáo “ngôi sao” Ji Seon Hoo (Ryan).





Biên kịch đã mô tả thành công câu chuyện và quan hệ của những nhân vật trong phim, thêm vào đó là những rắc rối xảy ra ở trường trung học như việc Eun Byul bị những cô bạn gái khác bắt nạt…

2. Gossip Girls (2007-nay)

Ghen ghét, đố kỵ và thích buôn chuyện – đó dường như đã trở thành căn bệnh cố hữu của mọi teengirls. Mọi chuyện bắt đầu khi Serena van der Woodsen trở về từ một kỳ nghỉ tại trường nội trú ở Connecticut. Một mớ những rắc rối đã xảy ra với Serena và “đối thủ” của cô – Blair Wardolf, anh chàng "bad boy" Chuck Bass, Nate Achirbald, Dan Humphrey, Vanessa Abrams, cô nàng đầy tham vọng Jenny Humphrey







Bộ phim đã miêu tả một cách chân thực thế giới học đường tại Mỹ, khi mà các cô gái chia bè phái, ganh ghét, đố kỵ, nói xấu nhau, thậm chí là giở đủ trò tiểu xảo để tranh giành vị trí Queen Bee. Hiện tượng Gossip Girls giờ đây đã trở nên phổ biến, không chỉ tại Mỹ mà còn đang có xu hướng lan ra toàn thế giới.

3. Jungle Fish (2008-2010)

Nội dung của Jungle Fish xoay quanh những câu chuyện tiêu cực quen thuộc trong thế giới học đường. Những câu chuyện xảy ra như cơm bữa nhưng không phải ai cũng dám đối mặt. Bộ phim phơi bày những góc tối về tình trạng gian lận và làm sai lệch điểm số trong các trường trung học cũng như áp lực thi cử, sự căng thẳng và tính cạnh tranh đến tàn nhẫn của kỳ thi tuyển sinh đại học tại Hàn Quốc.






Nối tiếp thành công của drama này, các nhà làm phim đã tiếp tục cho ra mắt Jungle Fish 2. Nội dung của Jungle Fish 2 hứa hẹn sẽ còn “gay gắt” hơn phần 1 khi còn đề cập trực tiếp đến vấn đề mang thai tuổi vị thành niên hay tệ nạn tham nhũng trong giáo dục. Tất cả chỉ bắt đầu được đưa ra ánh sáng khi một nữ sinh bất ngờ bị chết một cách bí ẩn ngay trong trường.

4. God of Study (2010)

Kang Seok-ho (Kim Soo Ro) là một luật sư và là “cựu thành viên” băng đảng đua xe đạp trong một trường trung học hạng 3 tên Byung Moon Ko. Trở về ngôi trường cũ sau nhiều năm xa cách, Seok Ho đau lòng khi biết trường sắp bị giải thể do thành tích học tập và đạo đức kém cỏi của học sinh trong trường. Nếu muốn khôi phục lại trường học, anh cần các học sinh của trường vào được trường đại học có uy tín.



Vì thế, Kang Seok Ho mở một lớp học đặc biệt và trở thành giáo viên của lớp đó. Kang Seok Ho nhận những học sinh có điểm số thấp, hướng dẫn họ không chỉ cải thiện điểm số mà còn hướng cho họ một sống tích cực hơn.




Một trong những học sinh là Hwang Baek Hyeon (Yoo Seung Ho) bướng bỉnh, ngang ngạnh và mạnh mẽ cũng giống như Kang Seok Ho ở tuổi đó. Tính cách mạnh mẽ đó đã gây ra cho họ nhiểu xung đột, nhưng dần dần Hwang Baek Hyeon nghe theo các phương pháp của Kang Seok Ho và trở thành sinh viên giỏi nhất trong lớp. Kết phim, dù có người trượt người đỗ nhưng God of Study đã trở thành một câu chuyện đáng nhớ về tình thầy trò, về những phương pháp học tập thú vị, cùng thông điệp “nỗ lực để không hối tiếc”.


5. High School Musical (2006-2007)

High School Musical là câu chuyện về hai học sinh trung học - Troy Bolton (Zac Efron) - đội trưởng đội bóng rổ, và Gabriella Montez (Vanessa Hudgens), một nữ sinh xinh đẹp nhưng khá rụt rè ở ngôi trường mới, học rất giỏi về Toán và Khoa học.


Rồi một ngày họ cùng nhau tham gia thử giọng cho buổi nhạc kịch của trường - điều không ai có thể ngờ tới được, gây ra nhiều tranh cãi của bạn bè họ và những rắc rối trong toàn trường. Mặc dù bạn bè tìm mọi cách ngăn cản, TroyGabriella đã vượt qua áp lực và sự ganh ghét, giành được chiến thắng trong cuộc thử giọng. Đây cũng là lúc đội bóng rổ và đội khoa học có một cái bắt tay “lịch sử” vì đây là hai đối thủ không đội trời chung trong việc chiếm vị trí độc tôn tại trường trung học.


Không chỉ là câu chuyện về những bạn trẻ có ước mơ và tài năng, về những ganh ghét đố kị trong trường trung học mà quan trọng hơn bộ phim còn gửi đến chúng ta một thông điệp hết sức ý nghĩa “chúng ta có quyền làm bất kì điều gì mình thích, vì đó mới là con người thật của chúng ta”.

6. Gokusen (2003-2005-2008-2009)

Gokusen là câu chuyện kể về Yamaguchi Kumiko (Nakama Yukie) - một giáo viên trẻ vừa được nhận vào trường trung học Gakuen Shirokin, mang trong mình ước mơ thay đổi, làm tươi mới không khí học tập tại ngôi trường này. Nhưng trong ngày đầu tiên đi dạy, cô giáo Yamaguchi đã “té ngửa” khi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 3-D - một lớp học vào hàng “bất hảo” số 1 trong trong trường.



Vừa vào lớp, cô giáo Yamaguchi “lạnh sống lưng” khi thấy học sinh trong lớp mình nhuộm tóc loè loẹt, đồng phục xộc xệch và hoàn toàn không coi giáo viên ra gì. Chỉ duy nhất lớp trưởng Sawada Shin (Matsumoto Jun) là tỏ ra quan tâm cô giáo mới khi nói với Yamaguchi rằng “cô khác hẳn các giáo viên khác”.





Các học sinh lớp 3-D tìm mọi cách “bắt nạt” và tẩy chay cô giáo chủ nhiệm mới, ra sức đẩy cô Yamaguchi ra khỏi lớp mình. Tuy nhiên những nỗ lực của đám học sinh ranh mãnh lại đưa đến những kết quả bất ngờ. Cuối cùng, bằng những “chiêu thức” đặc biệt cùng lòng nhiệt huyết, cô giáo “kỳ quặc” Yamaguchi đã khiến học sinh của mình học được cách tôn trọng giáo viên. Thậm chí, học sinh lớp 3-D còn đặt cho cô một nickname thú vị: Yankumi.

7. Kính vạn hoa (2004 – 2006 – 2008)

Kính vạn hoa là một bộ phim của hãng phim truyền hình TFS được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Chuyện phim mang tính hài hước, kể về những chuyện vui buồn trong giới học trò, những trò nghịch ngợm, những trò chơi thú vị, mang tới cho người xem những bài học cuộc sống sâu sắc và đầy ý nghĩa.




Ba nhân vật chính của Kính vạn hoaQuý ròm, nhỏ Hạnh, Tiểu Long - học sinh lớp 8A4 trường Tự Do. Các nhân vật phụ trong phim cũng vô cùng đáng yêu như nhỏ Diệp (em gái Quý ròm), nhỏ Oanh (em gái Tiểu Long), nhóc Tùng (em trai nhỏ Hạnh), băng Tứ quậy,...


Mỗi tập phim là 1 câu chuyện khác nhau xung quanh bộ ba nhân vật chính cùng với gia đình, bạn bè, thầy cô. Những tập phim Kính vạn hoa có thể coi là những cuốn sách tâm lý của tuổi học trò. “Nhà ảo thuật” Quý ròm ưa “đổ quạu”, Tiểu Long giỏi võ, “nghĩa hiệp” và nhỏ Hạnh thông thái, mê bò viên đã trở thành những người bạn thân thiết, gần gũi và gắn bó với giới “nhất quỷ nhì ma”.

8. Glee (2009)

Bắt đầu khởi chiếu từ tháng 9/2009, series truyền hình Glee đã nhanh chóng “hớp hồn” khán giả tuổi teen tại Mỹ và trở thành một trong những hiện tượng truyền hình tại kinh đô điện ảnh Hollywood. Bộ phim là câu chuyện về câu lạc bộ âm nhạc tại trường trung học William Mc Kinley, một câu lạc bộ đã bước qua thời hoàng kim và đang có nguy cơ bị xoá sổ. Nhưng rồi, thầy giáo Will Schuester đã đến và thay đổi tất cả…





Sức hấp dẫn của Glee không chỉ nằm ở phần âm nhạc cực kỳ hoàn hảo mà còn nằm ở nội dung giàu tính nhân văn. Glee không tô hồng hiện thực, không vẽ ra một cuộc sống xa hoa của giới học sinh thượng lưu mà tập trung miêu tả những câu chuyện rất thật về học đường, về những áp lực và vấn đề mà mọi học sinh trung học đều phải chịu đựng.


Giống như nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới, các bạn trẻ trong Glee cũng gặp những khó khăn tại trường học, gia đình, trong mối quan hệ bạn bè, về những rung động đầu đời và khát khao được yêu thương, sẻ chia, chăm sóc - những điều mà mọi bạn trẻ đều phải trải qua và bạn sẽ dễ dàng tìm thấy chính mình trong mỗi câu chuyện nhỏ đó. Qua đó, bộ phim gửi tới chúng ta một thông điệp đầy ý nghĩa “Đừng bao giờ bỏ cuộc dù cho bạn là người thua cuộc”.