Nếu so sánh với những nền công nghiệp truyền hình đã có thời gian phát triển lâu đời như Mỹ, Hàn hay Trung Quốc, chúng ta sẽ khó có thể gật gù hay vỗ tay trước
Giấc Mơ Biển. Bộ phim hoàn toàn dễ đoán và có nhiều chi tiết bình dị đến mức hụt hẫng, chứ chưa nói là tạo hình và độ lung linh của nhân vật chỉ xấp xỉ ở ngưỡng “tạm chấp nhận”. Đúng là để tiến bộ thì phải nhìn cao hơn, nhưng cũng thật phi thực tế nếu tầm nhìn ấy không bao quát sự nỗ lực và phát triển, từng bậc thang mà chúng ta phải bước qua để lên đến đỉnh cao. Hãy cùng chúng tớ ghi lại những cột mốc đáng kể mà
Giấc Mơ Biển đã chinh phục thành công nhé.
Âm nhạc tươi mớiTừ đoạn giới thiệu cho đến phần kết thúc,
Giấc Mơ Biển ngập tràn trong âm nhạc. Đôi khi thừa mứa nhưng ít khi sai lệch, nhạc được lồng khá hợp cảnh, tình huống cũng như tâm trạng của nhân vật. Ngoài sắc thái buồn vui thay đổi tùy diễn biến thì nhìn chung, giai điệu chính của
Giấc Mơ Biển vẫn nhẹ nhàng, trong sáng và tinh nghịch. Điều này hợp với không khí trẻ trung của bộ phim cũng như giúp nó đỡ nhàm chán hơn các drama Việt tương tự.
Đó là chưa kể, phim còn tậu được bốn bài hát thiếu nhi hoàn toàn mới với những ca từ dễ thương. Không phải bộ phim truyền hình nào cũng được ưu ái viết riêng cho nhiều ca khúc đến vậy, kể cả một bộ phim teen.
Khung cảnh ấn tượngNếu như âm nhạc là cái đập vào tâm trí ta đầu tiên khi xem
Giấc Mơ Biển thì hình ảnh góp phần làm nó thêm ấn tượng theo cấp số nhân. Ngoại trừ những cảnh quay ở thành thị vốn chẳng có nhiều đổi mới, Mũi Kê Gà trong phim hiện lên hết sức thanh bình và hùng vĩ, đặc biệt là các trường đoạn ở ngọn hải đăng. Những ngọn núi cheo leo với biển tưởng chừng như một góc của xứ Địa Trung Hải xa xôi chứ không phải nằm trên lãnh thổ hình chữ S chúng ta. Thế mới biết, thiên nhiên Việt Nam rất tươi đẹp, chẳng qua ống kính điện ảnh vẫn chưa thật sự khắc họa được nó và
Giấc Mơ Biển chỉ là một trong những nhà tiên phong nhỏ bé đang cố gắng giành lại ưu thế tự nhiên ấy.
Và chỉ ở trong tập 1,
Giấc Mơ Biển cũng cho chúng ta hai góc máy khá độc nếu xét trên mặt bằng phim truyền hình, hay kể cả phim điện ảnh Việt nói chung. Góc máy thứ nhất là lúc
Tuấn đi lên đỉnh ngọn hải đăng qua đường cầu tháng có hình trôn ốc. Để quay được cảnh này một cách tiết kiệm chi phí nhất, các nhà làm phim đã phải cột camera ở giữa lưng chừng không trung bằng dây thừng và từ từ kéo nó lên như ròng rọc. Góc máy thứ hai là góc máy quay ở dưới nước khi hai anh em
Tuấn và
Viễn tắm biển. Dù chưa thể đánh giá hai góc máy này có thể hiện được ý nghĩa to lớn gì cho bộ phim hay không nhưng nó là bằng chứng của sự cố gắng và sáng tạo từ đoàn làm phim. Các nhà làm phim
Giấc Mơ Biển đã làm việc với tinh thần được cống hiến hết mình cho công chúng.
Nhân vật cá tínhNhân vật nhạt nhẽo và thiếu dấu ấn riêng cho đến bây giờ vẫn là điểm yếu của phim ảnh Việt. Tạo ra một nhân vật vừa đủ lập dị để khán giả ấn tượng, vừa đủ thực tế để người xem soi mình và vừa đủ ý nghĩa để ta không thấy thừa trong cốt truyện đòi hỏi nhiều sự sáng tạo từ khâu biên kịch. May mắn thay, trong số bộ sậu nhân vật sinh động của
Giấc Mơ Biển, có một cá nhân đủ nổi bật để khán giả ghi nhớ và đủ duyên để họ tha thứ cho sự “phá cách” của anh: đó là vai
Khoa do diễn viên
Khương Ngọc thể hiện.
Là anh cả trong gia đình người chú mà
Tuấn lên ở cùng suốt ba tháng hè,
Khoa có vẻ còn xa xôi lắm so với vị trí to lớn đó. Do bị cha mẹ ép “nhồi sọ” quá nhiều bằng sách vở nên thang điểm giao tiếp, nhanh nhạy, xử lý tình huống của
Khoa chỉ đứng yên tại chỗ! Tuy già đầu, nhưng anh suy nghĩ kém sắc sảo như một đứa trẻ chưa tốt nghiệp tiểu học và đã khóc ngon lành trong siêu thị khi em gái “xổng chuồng” đi chơi. Lối đi, cách ăn nói, mái tóc, xì-tai ăn mặc và cả cái tật hay gãi gãi của
Khoa đã khiến anh tỏa sáng hơn cả diễn viên chính. Dù nhiều lúc
Khương Ngọc diễn hơi quá khiến ta ít nhiều cảm thấy như
Khoa bị “đao” chứ không phải ngờ nghệch thì anh vẫn hoàn thành tốt vai diễn.
Ngoài những cột mốc tiêu biểu nhất ở trên, tập 1 của
Giấc Mơ Biển còn cho thấy đây là một bộ phim có lời thoại rất dí dỏm và mang tính giáo dục cao. Và dù có so sánh thiên vị hay “vạch lá tìm hoa” một cách thực tế,
Giấc Mơ Biển vẫn đáng để ta tiếp tục theo dõi vào các tập phim sắp tới của nó.
Phim được chiếu vào lúc 18h, từ ngày Chủ Nhật tới thứ 4 hàng tuần trên kênh HTV9.