Người ta vẫn còn chưa quên Josh Trank đã làm gì với bản làm lại của Fantastic Four. Một trong những điều khiến fan đau đớn nhất là nhân vật phản diện “bá đạo” Dr. Doom dưới bàn tay nhào nặn của nhà sản xuất đã biến thành một sinh vật xuất hiện chưa đầy 15 phút, ngớ ngẩn và hoá trang kinh hoàng. Thật khó có thể tha thứ cho Fox, trong khi chúng ta vẫn có những ác nhân xuất sắc như The Joker của Heath Ledger hay Loki của Tom Hiddleston thì điện ảnh vẫn chứng kiến những tác phẩm huỷ hoại nhân vật phản diện như thế này.
1. Baron Von Strucker (Avengers: Age Of Ultron)Trong đoạn after – credit của Captain America: Winter Soldier, Baron Von Strucker xuất hiện trong một phòng thí nghiệm chân rết của HYDRA và hứa hẹn một vai trò quan trọng trong việc đối đầu Biệt Đội Siêu Anh Hùng trong Avengers: Age of Ultron.
Tuy nhiên, nhân vật này hoàn toàn bị lãng phí khi chống trả yếu ớt, chưa gì đã bị bắt và sau đó bị Ultron thủ tiêu. Strucker có thể không phải là nhân vật phản diện mang tính biểu tượng nhất của Marvel, nhưng phim đã không phản ánh đúng năng lực mà nhân vật này sở hữu, từ năng lực lãnh đạo, thông thạo cải trang và chiếc găng tay phải đầy sức mạnh được biết tới trong truyện với cái tên Satan Claw. Rõ ràng Avengers: Age of Ultron vốn đã “chật ních” các nhân vật, việc phát triển Strucker thực sự là một thách thức, tuy nhiên khi Joss Whedon ngồi ghế chỉ đạo thì người ta kì vọng nhiều hơn điều ông đã làm được.
2. Electro (The Amazing Spider-Man 2)
Có rất nhiều phàn nàn về ngoại hình của nhân vật Electro trong Amazing Spider-Man 2 không tuân theo nguyên tác truyện tranh, thậm chí cả bộ đồ xanh – vàng trong comics cũng không xuất hiện. Ác nhân của bộ phim là một fanboy đúng nghĩa, vụng về rơi vào một bể cá chình điện, trở thành một trong những điều vô lý nhất trong lịch sử phim chuyển thể truyện tranh.
Electro có một động cơ khá đáng thương, điên lên vì Spider-Man không nhớ được tên mình và rồi bị giết trong vụ nổ do chính “senpai” của mình tạo ra. Điều gây thất vọng cho khán giả là suốt bộ phim, Electro đã bị đối xử như một kẻ loạn trí, què quặt, vụng về với cái tôi bị tổn thương chứ không phải là một ác nhân đầy đe doạ như nhân vật này xứng đáng có.
3. Emma Frost (X-Men: First Class)Công bằng mà nói, Emma Frost xuất hiện trong X–Men: First Class với những khả năng siêu việt không thua kém gì phiên bản truyện tranh. Tuy nhiên, lí do thực sự mà nhân vật này vẫn không được việc có lẽ nằm ở khả năng diễn xuất dở kinh hoàng của January Jones.
Emma Frost vốn là một nhân vật cực kì nóng bỏng và hấp dẫn, qua màn thể hiện của Jones đã thành một nhân vật lạnh lùng và tính cách khá mờ nhạt. Giống một nhà báo có nói, Emma Frost trong X–Men: First Class có 3 loại sức mạnh: thần giao cách cảm, chuyển đổi cơ thể sang thể rắn như kim cương và cuối cùng là kĩ năng diễn xuất tồi tệ siêu hạng.
4. Juggernaut (X-Men: The Last Stand)Một trong những sự phẫn nộ chung đã kết nối người hâm mộ trên thế giới lại với nhau là phần cuối trong series 3 tập của Dị nhân đã miêu tả Juggernaut như một người đột biến, trong khi quyền năng của nhân vật này trong truyện tranh là hết sức thần bí (tới từ viên ngọc Cyttorak). Điều tồi tệ hơn chính là việc đưa một diễn viên như Vinnie Jones vào một vai quá sức với anh ấy, thật ác mộng khi những câu đùa cợt thốt từ miệng Juggernaut lại chẳng hài hước chút nào.
5. The Octopus (The Spirit)Nhân vật The Octopus chưa bao giờ lộ diện trong truyện tranh, những gì người đọc nhìn thấy chỉ là chiếc găng tay màu tím của gã. Đạo diễn Frank Miller đã có sự “cách tân” đáng lo ngại khi đưa Samuel L. Jackson vào vai The Octopus và trưng diện đủ các loại quần áo trên màn ảnh.
Vấn đề ở đây là trông Samuel L. Jackson chẳng có vẻ vui thú gì khi mặc cả tủ đồ trên người chỉ để chứng minh The Octopus (Bạch tuộc) là một bậc thầy về cải trang. Cảnh nhân vật này khoác lên người bộ đồ phát xít trong khi tòng phạm của gã là Silken Floss (Scarlett Johansson) cũng ăn vận y hệt làm người xem thật "tức mắt".
6. Galactus (Fantastic Four: Rise Of The Silver Surfer)Đã tới lúc các nhà làm phim nên dừng việc biến các nhân vật to lớn đáng sợ thành các đám mây kĩ xảo. Galactus là một trong những thực thể vũ trụ hùng mạnh nhất, là “Kẻ ăn các hành tinh” được tôn vinh như một thần thánh. Trong Fantastic Four: Rise Of The Silver Surfer, thật khó có thể chấp nhận khi người ta đã biến Galactus thành một đám mây khí quái gở. Không những thế, Galactus còn dễ dàng bị đánh bại bởi Silver Surfer ở đoạn cuối phim.
Còn lâu Mephitopheles mới được coi là nhân vật phản diện xuất sắc trong phần phim đầu về Ma tốc độ. Tuy nhiên, nam diễn viên kì cựu Peter Fonda đã làm hết sức mình có thể với những gì ông nhận được. Khi vai này được chuyển cho Ciarán Hinds trong phần 2, tài năng của diễn viên này hầu như bị bỏ phí và mắc kẹt trong một vai phản diện ngu ngốc được biết tới với cái tên Roarke trong gần như cả bộ phim.
8. Poison Ivy (Batman & Robin)Uma Thurman đảm nhận vai Poison Ivy trong Baman & Robin, sau đó người ta không thể quên được cảnh phim khi cô mặc bộ đồ khỉ đột và nhảy nhót xung quanh trước khi chuốc bùa yêu cho Batman và Robin. Vốn là một nhân vật truyện tranh quyến rũ và thông minh, Poison Ivy phiên bản điện ảnh khiến người ta phì cười vì âm mưu phủ xanh trái đất bằng cây cỏ đột biến và những câu thoại như là “Hãy về phe của em. Khu vườn của em cần được chăm sóc.”
9. Venom (Spider-Man 3)Không có gì ngạc nhiên khi được biết đạo diễn Sam Raimi đã bị ép buộc để đưa nhân vật Venom vào phần 3 của Người Nhện, cứ nhìn vào sự phân biệt đối xử của ông với nhân vật này trong phim thì rõ. Topher Grace là một lựa chọn sai lầm cho vai Eddie Brock/Venom, một kẻ được miêu tả như luôn căm ghét Peter và cầu nguyện cho cái chết của Người Nhện. Bỏ qua những sai biệt về ngoại hình giữa phiên bản truyện tranh và điện ảnh, Venom có một số phận hẩm hiu khi bị tiêu diệt “trong vài nốt nhạc”, thậm chí thời lượng xuất hiện còn không bằng Dr. Doom bên Bộ tứ siêu đẳng.
10. Deadpool (X-Men Origins: Wolverine)Lần đầu ra mắt công chúng của Deadpool trên màn ảnh là vai phản anh hùng (anti-hero) trong X-Men Origins: Wolverine và đã trở thành một cơn ác mộng thật sự. Trong phần đầu của phim, Ryan Reynolds trong vai Wade Wilson đã thể hiện tròn vai một tên lính đánh thuê lắm mồm, kĩ thuật dùng kiếm siêu việt và óc hài hước.
Tuy nhiên sau ca phẫu thuật, tất cả những điều trên biến mất, Deadpool xuất hiện như một con rối câm với tạo hình xấu tới ám ảnh. Rất may với những fan hâm mộ của Deadpool, nhân vật này sẽ có cơ hội chuộc tội khi phần phim solo của “Merc With The Mouth” sẽ được ra mắt năm sau, hứa hẹn trung thành với tinh thần hài bựa truyền thống trong truyện tranh.