"Need For Speed" không cần kỹ xảo vẫn là siêu phẩm đua xe mãn nhãn

Cobain P, Theo Trí Thức Trẻ 15:54 25/03/2014
Chia sẻ

Không dùng phông xanh hay hiệu ứng CGI để đánh lừa thị giác nhưng "Need For Speed" vẫn có thể khiến khán giả nghẹt thở trong hơn 2 tiếng xem phim.

Sau thất bại của hàng loạt bộ phim như Doom, Silent Hill, DOA, Hitman, Max Payne, The Legend Of Chun-li, dòng phim dựa trên những trò chơi ăn khách dần đi vào ngõ cụt. Hollywood đã không còn mặn mà lắm với việc chuyển thể này nữa. Nếu như cách đây nửa thập kỉ, có lúc người Mỹ cho ra đời liền tù tì tới 2, 3 tác phẩm cùng một năm thì giờ đây, thi thoảng lắm họ mới sản xuất duy nhất 1 phim. Năm nay là Need For Speed, năm sau là Assassin’s Creed còn đến năm 2016 là Angry BirdsWarcraft. Nhưng với tình hình Need For Speed hiện tại, người ta chưa thể biết số phận của làn sóng phim chuyển thể từ game này sẽ đi về đâu. 



Nếu chỉ xét trên khía cạnh là một phim về đua xe thuần túy, đạo diễn lẫn dàn diễn viên chẳng mấy tên tuổi thì Need For Speed là một tác phẩm xem được. Nhưng nếu kỳ vọng vào một tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ trò chơi đua xe đỉnh cao quá đỗi nổi tiếng suốt 2 thập kỷ qua, thì rõ ràng bộ phim chưa được như mong đợi. 


Không có gì phải chê về phần hành động trong Need For Speed. Các màn đua xe, rượt đuổi trên đường phố được thực hiện vô cùng chân thực và sinh động. Ngay cả những cảnh “phá xe” cũng hết sức sướng mắt sướng tai. Xem Need For Speed, khán giả có thể dễ dàng nhận thấy các nhà làm phim có sử dụng kỹ xảo nhưng không nhiều, thậm chí là rất ít. Khác với các tác phẩm cùng đề tài thường dùng phông xanh cũng như trau chuốt hiệu ứng hình ảnh thêm phần mỹ lệ để đánh lừa thị giác người xem, ở Need For Speed, đạo diễn Scott Waugh gần như quay các cảnh quay đua xe thật từ đầu tới cuối. 


Nếu ai đã từng chơi qua các phiên bản trò chơi của Need For Speed thì sẽ được trải nghiệm lại cảm giác đua xe quen thuộc trên màn ảnh rộng. Đạo diễn Scott Waugh sử dụng các góc nhìn, cả thứ nhất, lẫn thứ ba, các cảnh, góc quay gần giống với trong game. Đây là điểm mà các fan hài lòng nhất ở phiên bản điện ảnh. 


Điểm có thể làm mất lòng một bộ phận khán giả là kịch bản Need For Speed có phần hơi khoa trương. Để đề cao đội ngũ trợ lý cũng như bản thân nhân vật chính Tobey Marshall, vài chi tiết được làm quá. Điều này khiến các khán giả nghiêm túc cảm thấy lố, trong khi chính nó lại thỏa mãn tiếng cười cho lớp người xem thích quậy tưng. 


Hệ thống nhân vật trong Need For Speed được xây dựng không đồng đều. So với đội ngũ của Tobey Marshall, nhân vật phản diện Dino Brewster chưa thực sự xứng tầm. Để lại ấn tượng cho khán giả nhiều nhất là cô nàng Julia Maddon (Imogen Poots) dễ thương và anh chàng phi công hài hước Benny. 


Bên cạnh những màn đua nghẹt thở, đứng tim thì việc show hàng trong phim cũng rất quan trọng. Need For Speed giới thiệu tới người xem hàng loạt siêu xe thuộc hàng khủng nhất hiện nay trên thế giới. Chẳng ai là không muốn một lần ngồi sau tay lái chiếc Lamborghini Sesto Elemento hay Shelby Mustang cùng 3 chiếc Koenigsegg Agera bá đạo không nhập khẩu vào thị trường Mỹ. 


Thêm nữa, phần âm nhạc của Need For Speed thực sự đặc sắc, đặc biệt là ở trường đoạn kịch tính cuối cùng. Chính giai diệu của âm thanh đã góp phần mang đến cho khán giả cảm xúc như mình vừa thưởng thức một bản hùng ca của những kẻ nằm ngoài vòng pháp luật. Xét về độ giải trí, Need For Speed tốt hơn nhiều so với các tác phẩm chuyển thể từ trò chơi khác gần đây, một tác phẩm không thể nào bỏ qua đối với khán giả yêu thích phim hành động.

2 phim "tốt nhất không nên dịch tên" ra mắt khán giả Việt 2

Nhân dịp bộ phim phát hành ở Việt Nam, hãng phát hành dành tặng cho độc giả 4 phần quà thú vị từ chính những nhà sản xuất phim. Để giành lấy cơ hội sở hữu phần quà này, bạn hãy trả lời câu hỏi dưới đây và gửi đáp án về hòm thư cinegame@kenh14.vn kèm thông tin cá nhân chi tiết. Chúc bạn may mắn!


Câu hỏi:

Ở chặng đua tử thần của Need For Speed có bao nhiêu quái xế tham dự? Tobey đã xuất hiện bất ngờ cùng siêu xe nào?

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày