Phim điện ảnh
Đại náo học đường vừa ra rạp hôm 15/11 đã gây tranh cãi bởi 2 luồng dư luận: môt số khán giả cho rằng đây lại là phim hài nhảm, nhưng số khác lại đánh giá phim không cố nhồi nhét tư tưởng nhân văn nên tương đối thích hợp để giải trí. Vai diễn của danh hài
Hoài Linh - ngôi sao sáng nhất phim:
Huỳnh Lai (đọc lái tên
Hoài Linh) cũng nhận bình luận trái chiều: người cảm thấy anh diễn hài vẫn rất duyên, kẻ lại không thích anh vì "cưa sừng làm nghé".
Cùng trò chuyện ngắn với danh hài để nghe anh chia sẻ về vai diễn này.
Chào anh Hoài Linh, trước và ngay cả khi "Đại náo học đường" công chiếu, vai diễn "nam sinh" Huỳnh Lai của anh đã nhận không ít bình luận trái chiều. Bản thân anh cảm thấy thế nào?Khán giả trước giờ vẫn quen với hình ảnh
Hoài Linh lúc thì giả gái, khi thì vào vai những ông già khổ sở, "hai lúa", có phần tội nghiệp... chứ chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ đóng một vai trò khác, nhất là ở cái tuổi này. Bạn có biết, khi đạo diễn
Lê Bảo Trung gọi điện để gửi kịch bản phim mới, tôi còn "mắt tròn mắt dẹt" hỏi lại:
"Thiệt không Trung, đừng giỡn nha? Tụi tui như vầy làm sao trở thành học sinh được?".Đâu phải cứ khoác đồng phục học sinh là trở thành học trò. Khó tưởng tượng những diễn viên có tên và - tất nhiên cũng - có tuổi như Hoài Linh, Chí Tài, Hoàng Sơn trở lại thời cắp sách đến trường. Anh đánh giá như thế nào về hình tượng này của mình?Dù có stylist, ekip hóa trang giúp sức trong việc lựa chọn trang phục, nhưng chắc chắn, khán giả sẽ cảm thấy "tức con mắt" nếu như những "teen già" cứ múa may quay cuồng trong những vai diễn đáng lẽ dành cho các bạn hot boy hot girl đảm nhận. Tuy nhiên, những học sinh của
Đại náo học đường sẽ là người mà bạn chưa bao giờ chạm mặt suốt thời đi học của mình.
Anh có thể nói rõ hơn cho khán giả được không?Họ là những người có hoàn cảnh và xuất thân bí ẩn. Từ một gia đình nhuốm màu bạo lực và hành xử theo kiểu đại ca giang hồ. Chưa bao giờ
Huỳnh Lai, Huỳnh Sang và
Tái Chì ngờ rằng chỉ vì cái chết của trưởng lão lại đẩy anh em xa rời vũ khí, mai danh ẩn tích để trở lại học đường ngoạn mục như vậy.
Quá trình thâm nhập học đường với muôn vàn gian khổ của các "teen già" giữa đám
Hiếu Hiền quậy như quỷ gây ra những tình huống dở khóc dở cười. Tiếng cười sẽ đến từ những mâu thuẫn học đường, chứ không phải từ tạo hình hay "cưa sừng làm nghé" của chúng tôi.
Balô "huyền thoại" của Hoài Linh và Hoàng Sơn trong phim Anh nghĩ sự thay đổi hình tượng này của mình có được giới trẻ đón nhận?Tôi nghĩ rằng ngay cả phụ huynh cũng sẽ thích. Hôm giao lưu giữa đoàn phim và khán giả, có rất nhiều phụ huynh hỏi tôi:
"Sao ông ở ngoài trẻ hơn trong phim vậy?", làm tôi cười tít mắt. Tôi có chia sẻ với khán giả, hiếm khi nào tôi được khen nhiều như thế. Bởi vì từ 40 tuổi xuống 30 tuổi đã khó, đằng này để có thể trẻ trung hòa nhập với một lớp học siêu quậy như thế, thì còn khó gấp nhiều lần. Nhưng chắc chắn, khán giả nào đã xem phim trong suất chiếu đầu tiên đều nhận thấy rằng: Không có diễn viên nào "cưa sừng" để đóng phim cả. Vì ai cũng sống trong cảm xúc thật với nhân vật của mình.
Anh có thấy rằng khán giả trẻ Việt Nam đang thiếu những bộ phim dành riêng cho mình?Độ tuổi nào cũng cần và mong chờ những sản phẩm chất lượng, để có được phút thư giãn sau giờ làm việc, học tập căng thẳng. Những bạn trẻ cập nhật thông tin từng giây, tiếp cận nhiều nguồn phim ảnh khác nhau, nhưng tôi thấy, chưa bao giờ họ quay lưng với phim Việt. Người trẻ bây giờ không giống như thời của chúng tôi ngày xưa, các bạn cần sự trẻ trung, tươi mới, không giáo điều, "lên gân" và những thông điệp giàu cảm xúc.
Trương Quỳnh Anh vào vai nữ sinh khuyết tật Đại náo học đường là một bộ phim không nằm ngoài mục đích giải trí, nhẹ nhàng, mang lại tiếng cười cho khán giả. Bên cạnh đó, những pha hành động, những khung cảnh lãng mạn cũng sẽ là "món ngon" đãi khán giả. Tôi tin không ai có thể quay lưng với thông điệp dễ thương như vậy từ ghế nhà trường.
Cảm ơn anh rất nhiều!