Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo

Thu Phương, Theo Phụ Nữ Số 11:50 06/09/2024
Chia sẻ

Chuyến tàu đặc biệt trở thành một trong số những điểm nhấn mới, thu hút du khách đến với "thành phố ngàn hoa".

Hiện nay, sự ra đời của loạt phương tiện hiện đại đã giúp việc di chuyển giữa các điểm đến du lịch của các du khách trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà một loại phương tiện có phần "truyền thống" bị lãng quên. Đó là tàu hỏa. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản, Pháp, Thụy Điển hay Thụy Sĩ đã áp dụng tàu hỏa như một sản phẩm du lịch đặc sắc qua hàng thập kỷ.

Những trải nghiệm bằng tàu hỏa luôn đem lại những trải nghiệm độc đáo cho du khách hay những cảm giác hoài niệm. Tuy chỉ chạy quãng đường chưa đến 10km, mất khoảng 30 phút, song chuyến tàu vẫn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 1.

Đây là chuyến tàu Đà Lạt - Trại Mát. Chuyến tàu vốn được mệnh danh là "chuyến tàu cổ" nổi tiếng nhất tại thành phố ngàn hoa. Mới đây nhất, từ giữa tháng 4, chuyến tàu còn bổ sung thêm tuyến mới mang tên "Hành trình đêm Đà Lạt".

Cụ thể, theo thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, bên cạnh các đôi tàu chạy thường xuyên vào ban ngày, sẽ có thêm 2 đôi tàu chạy vào buổi tối để phục vụ du khách. Chúng là tàu ĐL11/ĐL12 và ĐL13/ĐL14. Trong đó tàu ĐL11 và ĐL13 sẽ uất phát từ ga Đà Lạt vào các khung giờ 18h15 (ĐL11) - 20h20 (ĐL13). Còn tàu ĐL12 và ĐL14 sẽ đi từ ga Trại Mát lúc 19h15 (ĐL12) - 21h30 (ĐL14).

Việc mở thêm hành trình đêm giúp du khách có thêm lựa chọn khi trải nghiệm chuyến tàu Đà Lạt - Trại Mát. Đồng thời tạo điểm nhấn độc đáo cho sản phẩm du lịch đặc trưng này.

Những ga tàu cổ nhất Đà Lạt

Đà Lạt và Trại Mát là 2 ga tàu lửa được đánh giá là lớn nhất tại TP.Đà Lạt, Lâm Đồng. Ngày nay, chúng trở thành những biểu tượng mang kiến trúc độc đáo và câu chuyện lịch sử gắn liền với thành phố ngàn hoa.

Đầu tiên là nhà ga Đà Lạt, được khởi công xây dựng vào năm 1935 và hoàn thành sau 3 năm, vào năm 1938. Nhà ga được xếp vào danh sách một trong những nhà ga cổ nhất Đà Lạt, Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung. Theo nhiều tài liệu ghi lại, ga được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư danh tiếng người Pháp, xây dựng với kinh phí 200.000FRF - một số tiền có thể nói là "khổng lồ" vào thời bấy giờ.

Nét đặc trưng nhất ở ga Đà Lạt là tổ hợp 3 mái nhọn ở khu vực ga chính, bên dưới là khu vực vòm rộng. Trên tường các mái có các ô cửa sổ phản ánh nét cổ điển, cùng một chiếc đồng hồ lớn. 3 mái nhọn này chính là được tạo nên dựa trên hình tượng 3 đỉnh núi của LangBiang - cụm núi cao nổi tiếng thuộc huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt 12km.

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 2.

Ga Đà Lạt khi xưa (Ảnh Đà Lạt Trong Tôi)

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 3.
Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 4.
Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 5.

Hình ảnh về ga Đà Lạt ngày nay (Ảnh Báo Lâm Đồng)

Cũng có nhiều người nói, phần mái nhọn cùng vòm rộng phía dưới còn để chỉ kiến trúc nhà rông đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Trước kia, những chuyến tàu từ ga Đà Lạt thường chở hành khách đi nhiều địa phương lân cận. Tuy nhiên hiện nay, nơi này chủ yếu trở thành điểm tham quan cho khách du lịch, trưng bày một số hiện vật hay toa tàu cổ, mang đậm dấu ấn thời gian. Đến năm 2001, ga Đà Lạt được Bộ Văn hoá - Thông tin và Du lịch công nhận là "Di tích kiến trúc cấp quốc gia".

Trái lại với ga Đà Lạt, ga Trại Mát có phần quy mô mà diện tích khiêm tốn hơn. Nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Đà Lạt, ga Trại Mát từng được đánh giá là một trong những điểm dừng chân quan trọng trong toàn tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, nối Ninh Thuận với Lâm Độc.

Bởi lẽ, khu vực Trại Mát khi xưa chính là nơi tập trung nhà của các công nhân làm đường. Đất đai nơi đây cũng vô cùng màu mỡ, địa hình đẹp, khí hậu lý tưởng nên nhiều đồn điền, trang trại trồng rau, hoa, chăn nuôi gia súc cũng được hình thành, thu hút dân cư.

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 6.

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 7.

Ga Trại Mát nằm khiêm tốn giữa các dãy nhà dân (Ảnh Wikipedia)

Hiện nay, xung quanh khu vực ga Trại Mát còn lại rất nhiều những ngôi nhà mang kiến trúc cổ xưa từ những năm đầu của thế kỷ trước, khiến nhiều du khách thích thú khi được chiêm ngưỡng.

Có gì trên "chuyến tàu cổ" Đà Lạt - Trại Mát?

Thực tế, chuyến tàu Đà Lạt - Trại Mát đã được khai thác từ nhiều năm trước, đưa du khách đi qua đoạn đường "đầy hoài niệm" từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát, dài khoảng 7km. Theo thông tin trên trang chủ của đơn vị cung cấp, tàu bắt đầu chạy chuyến đầu tiên từ 7h50 sáng và kết chúc chuyến muộn nhất vào lúc 17h10.

Ngoài việc trải nghiệm, khám phá toa tàu lửa cổ, du khách sẽ được đi qua những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc trên suốt chặng đường, được lắng nghe những câu chuyện về văn hoá, lịch sử nơi đây.

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 8.

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 9.
Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 10.

Du khách sẽ được đi qua "cung đường đầy kỷ niệm", lắng nghe nhiều câu chuyện về văn hóa, lịch sử Đà Lạt trên chuyến tàu cổ (Ảnh Báo KTĐT)

Như đã đề cập ở trên, từ giữa tháng 4 vừa qua, du khách còn có thể trải nghiệm "chuyến tàu cổ" Đà Lạt - Trại Mát về đêm. Trên hành trình đêm này, du khách còn được ăn tối, uống trà atiso, thưởng thức âm nhạc hay ngắm nhìn một Đà Lạt khi khoác lên mình chiếc áo hoàn toàn khác bởi được thắp sáng bởi những ánh đèn của các nhà trại, nhà vườn...

Giá vé chuyến tàu Đà Lạt - Trại Mát khi đi ban ngày là 50.000 đồng/người/lượt; tuyến đêm là 72.000 - 100.000 đồng/người/lượt không bao gồm bữa ăn tối. Nếu du khách mua vé theo đoàn hoặc mua vé khứ hồi, giá vé sẽ còn rẻ hơn. Vào thời điểm chạy thử tuyến đêm từ 11-13/4, chuyến tàu còn được chạy thử với giá vé vô cùng bất ngờ, chỉ 1.000 đồng.

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 11.

Chuyến tàu đi chưa đến 10km được gọi là "tàu cổ", từng bán vé chỉ 1.000đ, vừa có thêm tuyến cực độc đáo- Ảnh 12.

Chuyến tàu đêm Đà Lạt - Trại Mát đem tới cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị hơn (Ảnh Báo Điện tử Chính Phủ)

Nếu có cơ hội đến du lịch tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt, du khách hãy thử 1 lần trải nghiệm chuyến tàu Đà Lạt - Trại Mát. Chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị, mang tới những kỷ niệm khó quên cho du khách.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày