Lễ hội Naadam giống như một kì thế vận hội của người Mông Cổ được tổ chức thường niên vào tháng 7 - tháng của lễ hội và sự vui chơi đối với con người nơi đây.
Lễ hội Naadam được tổ chức thường niên vào tháng 7 - tháng của lễ hội và sự vui chơi đối với con người nơi đây.
Lễ hội độc đáo này thể hiện rõ văn hoá lâu đời của người Mông Cổ. Trước kia, lễ hội này được sử dụng như một cuộc diễn tập cho chiến tranh. Trước những cuộc chiến lớn, các cuộc diễn tập đấu vật nam, đua ngựa và bắn cung được tổ chức như một sự kiện quan trọng mà sau này được đặt tên là Lễ Hội Naadam.
Ngày nay, lễ hội không chỉ bao gồm các cuộc thi thể thao mà còn có những màn biểu diễn nghệ thuật thể hiện rõ bản sắc dân tộc Mông Cổ như ca hát, nhảy múa, biểu diễn trang phục truyền thống, diễu hành, v.v,..
Sự kiện mở đầu lễ hội diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 7
Lễ hội Naadam bắt đầu với màn đua ngựa tại Khui Doloon Khudag cách trung tâm thành phố 35km.
Lễ hội Naadam bắt đầu với màn đua ngựa tại Khui Doloon Khudag cách trung tâm thành phố 35km.
Những màn thi đấu bắn cung đầu tiên tại sân vận động trung tâm
Người Mông Cổ cổ đại thường dùng cung tên để phục vụ cho mục đích săn bắn, rồi dần dùng nó trong các cuộc chiến tranh.
Người Mông Cổ cổ đại thường dùng cung tên để phục vụ cho mục đích săn bắn, rồi dần dùng nó trong các cuộc chiến tranh.
Tại lễ hội Naadam, mọi cung thủ dù là đàn ông, đàn bà hay trẻ nhỏ đều phải mặc trang phục truyền thống và tranh đấu cho 3 hạng mục bắn cung là Khalkh, Buriad và Uriankhai. 3 hạng mục này có sự khác nhau về loại cung và tên được sử dụng cũng như khoảng cách của mục tiêu ngắm bắn.
Cung thủ là đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ tranh đấu ở các hạng mục khác nhau.
Lễ hội Deeltei - nơi người Mông Cổ trình diễn trang phục cổ truyền đầy màu sắc
Chiếc mũ đấu vật được đính kim loại ở 4 mặt, mô tả hình dáng của nhà vô địch, sư tử, voi, diều hâu, chim ưng và Garuda - một con vật với hình dáng đại bàng trong thần thoại của người Mông Cổ. Tất cả đều thể hiện những danh hiệu mà một đô vật mang trong mình. Ngoài ra, phần dải lụa vàng đỏ ở phần sau mũ nói lên sự thành công của một đô vật.
Phụ nữ Mông Cổ trong trang phục truyền thống.
Những chú ngựa 3 tuổi được tham gia cuộc đua tại Khui Doloon Khudag.
Lễ diễu hành theo nghi thức tại toà nhà nghị viện của Mông Cổ ở quảng trường trung tâm lúc 8 giờ tối.
Buổi biểu diễn tôn vinh nhà nước Mông Cổ tại cung điện văn hoá tại thành phố Ulaanbaatar. Ngoài ra còn có rất nhiều buổi biểu diễn dân gian tại các nhà hát trên khắp thủ phủ của Mông Cổ.
Ngày hội chính thức của lễ hội Naadam diễn ra vào ngày 11 tháng 7
Lễ hội Naadam được tổ chức chính thức vào ngày 11 tháng 7 hằng năm. Năm nay, người Mông Cổ kỉ niệm ngày lễ Naadam năm 2018, năm thứ 2227 nhà nước Mông Cổ được đặt nền móng lần đầu tiên, năm thứ 812 Đế chế Mông Cổ được thành lập và năm thứ 97 của cuộc Cách Mạng Mông Cổ.
Màn đua ngựa với sự tham gia của những cậu bé Mông Cổ.
Nghi lễ diễu hành tới sân vận động trung tâm để đặt 9 biểu ngữ cao quý của người dân Mông Cổ
Chín biểu ngữ cao quý này được cấu thành bởi 9 lá cờ tượng trưng được gắn trên 9 cây cột, được trang trí bởi các dải lông trắng của 1000 con ngựa giống trong vùng, có hình dáng một ngọn lửa hoặc một cây đinh ba ở trên đỉnh. Lá cờ trung tâm lớn hơn các lá cờ khác và được đặt ở giữa so với 8 lá cờ còn lại. Đây là một biểu tượng của hoà bình trong khi lá cờ màu đen sẽ được đặt khi có chiến tranh nổ ra.
Cuộc diễu hành được tổ chức lúc 11 giờ sáng.
Chín biểu ngữ cao quý được đặt ở sân vận động trung tâm.
Ông BayanMunkh.Kh, một đô vật Mông Cổ nổi tiếng với 10 giải vô địch bày tỏ sự trân trọng với các biểu ngữ linh thiêng.
Thủ tướng Mông Cổ tuyên bố khai mạc lễ hội Naadam.
Đại lễ mở màn ngày hội Naadam ở sân vận động trung tâm
Có rất nhiều nghệ sĩ tới biểu diễn ca hát, nhảy múa và các tiết mục truyền thống khác. Lễ hội mở màn năm nay tôn vinh các giá trị của gia đình và sự tự do.
Các nghệ sĩ tới biểu diễn vào ngày mở màn lễ hội.
Các cuộc thi thể thao thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước tới xem mỗi năm
Tổng cộng có 512 đô vật cùng tranh tài trong ngày mở màn lễ hội, với 88 đô vật có danh hiệu quốc gia trong số đó. 6 đô vật giành được danh hiệu Chim Ưng, trong khi đó 3 người khác giành được danh hiệu Diều Hâu trong cuộc khi năm nay.
Vòng đầu tiên của cuộc thi đấu vật có 512 đô vật cùng tranh tài.
6 đô vật giành được danh hiệu Chim Ưng, trong khi đó 3 người khác dành được danh hiệu Diều Hâu trong cuộc khi năm nay.
Đô vật Mongonbaatar.Sh đã thăng hạng lên mức Diều Hâu trong lễ hội năm nay.
Vào những năm 60 của thế kỉ trước, phụ nữ đã chính thức được tham gia cuộc thi bắn cung, khiến cho cuộc thi này thực sự mang ý nghĩa của một cuộc thi tầm cỡ quốc gia.
Cuộc thi bắn cung
Các cung thủ nữ tranh tài trong cuộc thi.
Thêm vào đó, cuộc thi đua ngựa cũng không kém phần hấp dẫn với các con ngựa rơi vào độ tuổi 3 đến 5 tuổi.
Màn đua ngựa tại Khui Doloon Khudag.
Thủ tướng Mông Cổ trao danh hiệu, huy chương cho các đô vật đoạt giải và cho con ngựa chạy nhanh nhất.
Lễ hội văn hóa Naadam
Hội đồng nghệ thuật Mông Cổ (ACM) phối hợp với Đại học Mỹ thuật và Văn hoá Mông Cổ (MSUAC) cũng tổ chức lễ hội văn hoá tại Khui Doloon Khudag để tôn vinh văn hoá du mục cũng như để thu hút khách tham quan.
Hoạt động nhảy múa diễn ra tại lễ hội.
Trình diễn xiếc.
Kế thúc lễ hội Naadam
Lễ hội Naadam kết thúc bằng một buổi lễ trang nghiêm, diễu hành đưa chín biểu ngữ về lại toà nhà Quốc hội.
Lễ hội Naadam kết thúc bằng một buổi lễ trang nghiêm, diễu hành đưa chín biểu ngữ về lại toà nhà Quốc hội.
Theo BoredPanda